26/03/2021 18:49 GMT+7
Trở lại chủ đề

Truyền hình Myanmar: 'Người biểu tình coi chừng bị bắn vào đầu'

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Đài phát thanh và truyền hình quốc gia Myanmar (MRTV) ngày 26-3 cảnh báo những người tham gia biểu tình trong ngày kỷ niệm của quân đội Myanmar (ngày 27-3) có thể "bị bắn vào đầu hoặc vào lưng".

Truyền hình Myanmar: Người biểu tình coi chừng bị bắn vào đầu - Ảnh 1.

Người biểu tình tại Monywa, Myanmar tháo chạy khi đụng độ lực lượng an ninh ngày 21-3 - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, cảnh báo được phát trên MRTV không lâu sau khi Hiệp hội hỗ trợ tù nhân chính trị (AAPP) công bố con số 320 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình phản đối đảo chính kể từ ngày 1-2. 

"Các bạn nên học được một điều rằng các bạn có thể đối mặt với nguy cơ bị bắn vào đầu và lưng", Reuters trích dẫn một phần bản tin của MRTV ngày 26-3. Thống kê chính thức của chính quyền quân đội hôm 23-3 cho biết đã có 164 người thiệt mạng, trong đó có 9 thành viên lực lượng an ninh.

Nhiều người Myanmar đã kêu gọi nhau xuống đường, tham gia biểu tình toàn quốc vào ngày 27-3 nhân kỷ niệm 76 năm ngày thành lập quân đội Myanmar.

Theo Reuters, đã có nhiều lo ngại ngày 27-3 sẽ trở thành một ngày "nóng" trong bối cảnh căng thẳng giữa chính quyền quân sự và người dân ngày càng tăng. Trụ sở của Liên đoàn quốc gia vì dân chủ của bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo dân cử bị lật đổ ngày 1-2, đã bị tấn công bằng bom xăng vào cuối ngày 25-3.

Quân đội Myanmar dự kiến sẽ đánh dấu lễ kỷ niệm 76 năm bằng một cuộc duyệt binh phô diễn sức mạnh và sự tự tin. Một số nhà quan sát suy đoán lễ kỷ niệm năm nay sẽ đặc biệt lớn như một cách để đánh dấu sự trở lại chính trường của quân đội.

Hãng thông tấn AFP dẫn các nguồn là những nhóm hoạt động nhân quyền, truyền thông Myanmar cho biết đã có 3 người thiệt mạng khi cảnh sát giải tán cuộc biểu tình tại thành phố Myeik ngày 26-3.

Để tự bảo vệ mình, nhiều nhóm phản đối đảo chính đã nghĩ ra các cuộc biểu tình "không bóng người". Họ sử dụng hình nộm hoặc các hình vẽ, đồ vật và xếp chúng trên đường phố kèm với các khẩu hiệu phản đối đảo chính.  

Myanmar rơi vào bất ổn từ ngày 1-2 đến nay khi quân đội lật đổ chính quyền của bà Aung San Suu Kyi và bắt giữ bà. Những người phản đối hành động của quân đội sau đó đã xuống đường biểu tình, yêu cầu trả tự do cho những người bị bắt và trao lại quyền lực cho chính phủ dân cử.

Cả phe biểu tình và chính quyền quân sự Myanmar đều đổ lỗi cho nhau trong các vụ bạo lực dẫn đến chết người sau ngày 1-2.

Phong trào phản đối đảo chính Myanmar được đề cử Nobel Hòa bình

TTO - Phong trào phản đối đảo chính (CDM) ở Myanmar đã được 6 giáo sư khoa học xã hội thuộc Đại học Oslo (Na Uy) đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2022.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Theo tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được, quân đội Mỹ sẽ thay đổi hồ sơ của những quân nhân chuyển giới và chỉ hiển thị tên khai sinh của họ như một phần trong nỗ lực loại những quân nhân này khỏi quân đội.

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ngày 21-5, Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc của Ukraine và châu Âu khi cho rằng Nga đang cố kéo dài tiến trình hòa bình về cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời tiết lộ chưa quyết định về địa điểm đàm phán tiếp theo.

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Một bài đăng giả mạo, gán cho ông Trump những lời lẽ miệt thị Thủ tướng Úc Anthony Albanese, đã lan rộng trên mạng xã hội nhưng sau đó bị vạch trần là trò lừa dàn dựng tinh vi.

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Một bức ảnh lan truyền ghi lại cảnh chiếc xe tải của Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ ở thời điểm căng thẳng leo thang giữa hai nước đã gây xôn xao các trang mạng xã hội.

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar