26/03/2021 19:35 GMT+7
Trở lại chủ đề

Myanmar thả hơn 300 người biểu tình bị bắt

BẢO DUY - KỲ THƯ
BẢO DUY - KỲ THƯ

TTO - Một quan chức cấp cao trong chính quyền quân sự Myanmar tiết lộ hơn 320 người bị bắt trong các cuộc biểu tình phản đối đảo chính đã được trả tự do ngày 26-3. Đây là đợt phóng thích thứ hai diễn ra trong vòng chưa đầy một tuần.

Myanmar thả hơn 300 người biểu tình bị bắt - Ảnh 1.

Những người biểu tình bị bắt giữ được phóng thích trong đợt đầu tiên ngày 24-3 - Ảnh: REUTERS

Hãng thông tấn AFP dẫn lời một quan chức cấp cao đề nghị giấu tên cho biết "322 người đã được trả tự do từ nhà tù Insein ở Yangon". Đây cũng là nhà tù đã phóng thích khoảng 600 người bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình phản đối đảo chính và các cuộc bố ráp của quân đội Myanmar kể từ ngày 1-2.

Vị quan chức giấu tên nói trên không cung cấp thêm chi tiết nhưng theo một nhân chứng của Hãng tin Reuters, 6 xe buýt đầy người biểu tình bị bắt đã rời khỏi nhà tù chiều 26-3.

Động thái diễn ra ngay trước ngày 27-3, ngày kỷ niệm quan trọng hằng năm của quân đội Myanmar. Việc phóng thích cũng diễn ra chỉ một ngày sau khi Anh và Mỹ áp lệnh trừng phạt lên 2 tập đoàn thuộc sở hữu của quân đội Myanmar là Myanma Economic Holdings Public Company (MEHL) và Tập đoàn Kinh tế Myanmar (MEC).

Theo Reuters, đây là lệnh trừng phạt đánh vào tiềm lực tài chính của quân đội Myanmar, do MEHL và MEC kiểm soát phần lớn nền kinh tế của đất nước Myanmar. Phương Tây đã cân nhắc việc trừng phạt toàn diện Myanmar, do lo ngại điều này có thể ảnh hưởng tới dân thường.

Tuy nhiên, theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 26-3, dù phương Tây không trừng phạt, người dân Myanmar vẫn có thể bị ảnh hưởng vì những khó khăn kinh tế sau đảo chính. Theo WB, việc quân đội lật đổ chính quyền dân sự hôm 1-2 đã dẫn tới các cuộc đình công quy mô lớn, biểu tình và bạo lực.

Hành động mở màn của quân đội đã dẫn tới hạn chế việc di chuyển hàng hóa, làm trì trệ hệ thống dịch vụ của đất nước và nghẽn mạng Internet. Điều này đã kéo lùi nền kinh tế của Myanmar, theo WB.

Nếu không có đảo chính, WB ước tính Myanmar sẽ bắt đầu hồi phục kinh tế sau dịch COVID-19 vào tháng 3 này và đạt tốc độ tăng trưởng 2%. Tuy nhiên, đảo chính và các hệ quả kéo theo có thể khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế Myanmar giảm tới 10% trong năm nay.

29 USD cho một chuyến vượt biên

Myanmar thả hơn 300 người biểu tình bị bắt - Ảnh 2.

Một chốt kiểm soát biên giới Ấn Độ - Myanmar nhìn từ phía làng Zokhawthar, bang Mizoram, Ấn Độ - Ảnh: REUTERS

Trước khủng hoảng trong nước, nhiều người Myanmar đã bỏ chạy sang Ấn Độ, cả công khai lẫn bí mật nhờ vào sự giúp đỡ từ bên kia biên giới. Một nhà lập pháp Ấn Độ tên K. Vanlalvena cho biết hơn 1.000 người Myanmar đã chạy qua bang Mizoram, Ấn Độ kể từ cuối tháng 2. Trong nhóm này có khoảng 280 cảnh sát Myanmar và vài chục nhân viên cứu hỏa.

Chi phí của các cuộc vượt biên này rơi vào khoảng 29 - 143 USD, tùy vào khoảng cách di chuyển. Số tiền này chủ yếu để trả cho phương tiện đi lại như xe hoặc taxi.

Theo lời kể của ít nhất 10 người có liên quan đến một mạng lưới bí mật, cảnh sát Myanmar thường đào tẩu bằng ôtô, xe máy hoặc đi bộ qua những cánh rừng rậm rạp dưới sự hỗ trợ của các nhà hoạt động hoặc các tình nguyện viên túc trực ở 2 đầu biên giới Myanmar và Ấn Độ.

Sau khi người đào tẩu đã "yên vị" bên kia biên giới, mạng lưới này sẽ kết hợp với người dân địa phương cung cấp thực phẩm và chỗ ở an toàn cho họ. Phương tiện liên lạc chủ yếu là các ứng dụng nhắn tin trên mạng xã hội, thẻ sim điện thoại ở 2 quốc gia.

Sử dụng những chiếc xe jeep kiên cố cùng kiến thức về những tuyến đường hiểm trở dọc sông Tiau, một con sông hẹp chảy giữa những ngọn núi chia cắt Ấn Độ và Myanmar, mạng lưới này đã đưa được hàng trăm người sang Ấn Độ.

Myanmar đã rơi vào bất ổn từ sau cuộc đảo chính quân sự ngày 1-2. Theo Hiệp hội Hỗ trợ tù nhân chính trị - một tổ chức hoạt động nhân quyền, có khoảng 2.900 người đã bị bắt giữ. Chính quyền quân sự Myanmar không nói rõ có bao nhiêu người bị bắt nhưng xác nhận có 164 người đã thiệt mạng, bao gồm 9 thành viên lực lượng an ninh.

Quân đội Myanmar thả '15 xe buýt chật ních' với hàng trăm người biểu tình?

TTO - 15 xe buýt chật ních những người biểu tình bị lực lượng an ninh Myanmar bắt giữ đã rời khỏi nhà tù Insein ở Yangon sáng 24-3, theo các nhân chứng và những nhóm hoạt động nhân quyền Myanmar.

BẢO DUY - KỲ THƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc siết giao dịch nhà chưa hoàn thiện để khôi phục niềm tin người mua

Chính quyền nhiều địa phương tại Trung Quốc thí điểm chỉ bán nhà hoàn thiện để bảo vệ người mua và kiểm soát rủi ro trước tình trạng dự án bỏ hoang tràn lan.

Trung Quốc siết giao dịch nhà chưa hoàn thiện để khôi phục niềm tin người mua

Tòa án tối cao Mỹ chưa từng phủ nhận hiệu quả của vắc xin COVID-19

Mạng xã hội tại Anh lan truyền tin Tòa án tối cao Mỹ ra phán quyết vắc xin COVID-19 không phải vắc xin, trong khi các tổ chức xác minh đây là tin giả.

Tòa án tối cao Mỹ chưa từng phủ nhận hiệu quả của vắc xin COVID-19

Thái Lan bắt 17 người với cáo buộc cẩu thả gây chết người trong vụ tòa nhà sập vì động đất

Các điều tra viên cảnh sát Thái Lan phát hiện thiết kế của tòa nhà đã vi phạm các tiêu chuẩn an toàn, với các lỗi kết cấu ở trục thang máy lõi, cùng bê tông và thép không đạt chuẩn.

Thái Lan bắt 17 người với cáo buộc cẩu thả gây chết người trong vụ tòa nhà sập vì động đất

Báo Anh: Ukraine mất hàng trăm triệu USD khi tìm mua vũ khí

Theo cuộc điều tra của báo Financial Times (Anh) tiết lộ ngày 16-5, Ukraine đã mất hàng trăm triệu USD trong 3 năm qua khi tìm cách mua vũ khí từ các bên thứ ba và các nhà thầu không đáng tin cậy.

Báo Anh: Ukraine mất hàng trăm triệu USD khi tìm mua vũ khí

Đàm phán Nga - Ukraine kết thúc: Nga yêu cầu Ukraine từ bỏ nhiều lãnh thổ hơn

Một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine tại Istanbul ngày 16-5 đã kết thúc sau khoảng 2 tiếng.

Đàm phán Nga - Ukraine kết thúc: Nga yêu cầu Ukraine từ bỏ nhiều lãnh thổ hơn

Giáo hoàng nhận mình là 'hậu duệ của người nhập cư', kêu gọi lòng trắc ẩn với người xa quê

Vị Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên này cũng từng lên tiếng chỉ trích quan điểm của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump về người nhập cư trên mạng xã hội.

Giáo hoàng nhận mình là 'hậu duệ của người nhập cư', kêu gọi lòng trắc ẩn với người xa quê
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar