“Mong” là một tấm ván mỏng được người dân ở đây chế tạo dùng làm phương tiện di chuyển trên bùn lầy nhanh và nhẹ nhàng dọc bãi bùn ra đến thềm nước để thả lưới bắt từng con cá, con sò trang trải cuộc sống hằng ngày.
![]() |
Danh Thi (bìa phải) đang học lớp 9, những lúc rảnh rỗi sau giờ học em thường theo người lớn ra biển bắt cá giúp đỡ cha mẹ |
![]() |
Khi hoàng hôn buông xuống là lúc đoàn người lướt “mong” ngoài biển trở về, mang theo cá tôm cho bữa ăn ngày mai |
![]() |
Công đoạn cuối cùng của người lướt “mong” là vệ sinh tấm ván gỗ sau một ngày ngụp lặn dưới bùn |
![]() |
Hai chú cá ngát to đã bị tóm |
![]() |
Ngoài bắt cá ngát, cả nhóm còn đi dọc trên bãi cát tìm nhặt nghêu, sò huyết |
![]() |
Ông Tăng Thái Quân (46 tuổi, có hơn 30 năm đạp “mong”) đang ngụp mò hang cá ngát |
![]() |
Người dân đạp “mong” trở về sau một ngày mệt nhoài lặn hụp dưới bùn |
![]() |
Những hàng lưới cản nối nhau dài đến khoảng 2km được giăng trên bãi bồi, đợi thủy triều lên đưa cá vào |
Để đi được ván trượt phải dùng một chân khụy, một chân chống dưới bùn và chổng mông lên đẩy. Do vậy người dân đặt tên là “mong”.
Con nước rút rồi đến con nước lên, một buổi như thế người dân có thể kiếm được 200.000- 300.000 đồng, có những hôm không trúng đợt cá, chỉ kiếm được vài ba chục ngàn đồng là cùng. Ấy vậy mà cái nghiệp đi “mong” đã gắn bó với cuộc sống của người dân nơi đây từ đời này sang đời khác.
Bình luận hay