09/06/2014 13:11 GMT+7

Trường triết học Aristotle, điểm đến mới của Hi Lạp

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Theo Bộ Văn hóa Hi Lạp, điểm khảo cổ Trường triết học Aristotle được phát hiện năm 1996 giữa lòng thủ đô Athens đã chính thức mở cửa đón khách tham quan từ đầu tháng 6-2014.

Phóng to
Phế tích Trường triết học Aristotle ở trung tâm Athens - Ảnh: wiki

Đến với "công viên khảo cổ" rộng khoảng 10.000m2 tràn ngập cây xanh này, du khách như lạc vào thế giới của nhà triết học Aristotle (384-322 trước Công nguyên). Di tích Trường triết học Aristotle nằm cách tòa nhà Quốc hội ở trung tâm Athens chỉ vài trăm mét và nằm cuối Bảo tàng Byzantine.

Theo ban quản lý, thời gian đón khách tham quan di tích từ 8g-20g mỗi ngày.

Theo sử sách Hi Lạp, ngôi trường nằm sát cạnh đền thờ Apollo Lycian, được nhà triết học Aristotle thành lập vào năm 335 trước Công nguyên sau khi ông từ Macedonia trở về Athens, thời điểm Alexander Đại đế (học trò của ông) khởi sự các cuộc chiến tranh chinh phục các nước.

Ngôi trường của Aristotle là một trong ba trường triết học lớn nhất thời Hi Lạp cổ đại. Phế tích của trường được phát hiện khi công trình xây dựng một biện bảo tàng nghệ thuật hiện đại được tiến hành

Trong quần thể phế tích được phát lộ cho phép du khách thưởng lãm còn có các phế tích của hai ngôi đền. Tại đền Apollo, du khách được tham quan khu vực tàn tích của một sân đấu vật, nơi các môn sinh của trường luyện tập kỹ thuật quân sự.

Phóng to
Phế tích Trường triết học Aristotle ở trung tâm Athens - Ảnh: wiki

Với việc mở thêm điểm tham quan đặc biệt trên, Cơ quan Du lịch Hi Lạp tin rằng số lượt du khách đến với đất nước mang đầy dấu ấn lịch sử cổ đại này sẽ còn tăng mạnh.

Theo ước tính của Hiệp hội Doanh nghiệp du lịch Hi Lạp (SETE), dựa trên số lượng đặt vé máy bay từ các nước đến Hi Lạp, ngành du lịch sẽ đón 19 triệu lượt du khách nước ngoài trong năm 2014. Con số ước tính trước đó là 18,5 triệu lượt khách.

Thủ tướng Hi Lạp Antonis Samaras còn lạc quan hơn khi cho rằng con số sẽ đạt đến 20 triệu lượt khách, gấp đôi so với dân số Hi Lạp! Trong năm 2013, ngành du lịch Hi Lạp đã có mức tăng trưởng ấn tượng đến 15,5%, đạt 17,9 triệu lượt khách.

Các báo cáo cho biết sân bay Kalamata thuộc Peloponnese, phía nam Hi Lạp, đặc biệt dự kiến tăng 122% lượt khách do Hãng hàng không giá rẻ Ryanair của Ireland vừa lập đường bay đến khu vực này.

Phóng to
Hi Lạp tràn ngập khách du lịch - Ảnh: wordpress

Tính đến nay, toàn bộ các sân bay của Hi Lạp đều đạt mức tăng trưởng, trong đó năm điểm đến có lượt khách đến cao nhất là sân bay tại các đảo Mykonos, Skiathos, Samos và Cephalonia. Tuy nhiên, du khách đến Hi Lạp vẫn chi tiêu khiêm tốn, chỉ 146 euro/ngày so với 162 euro/ngày ở Thổ Nhĩ Kỳ và 200 euro/ngày ở Ý.

(Theo AFP, RelaxNews)

BÌNH AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar