19/08/2023 18:23 GMT+7
Trở lại chủ đề

Trường nghề ở TP.HCM tuyển sinh ra sao trong 3 năm qua?

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có báo cáo với Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP.HCM về tình hình đào tạo tại các trường nghề ở TP.HCM.

Số người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp - trường nghề tại TP.HCM tính đến tháng 7-2023 - Đồ họa: TRỌNG NHÂN

Số người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp - trường nghề tại TP.HCM tính đến tháng 7-2023 - Đồ họa: TRỌNG NHÂN

Số liệu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra trong buổi khảo sát với HĐND TP.HCM được cập nhật đến tháng 7-2023, cung cấp bức tranh mới nhất về dạy nghề và mạng lưới trường nghề tại TP.HCM.

Về tuyển sinh, trong 7 tháng đầu năm 2023, hệ thống giáo dục nghề nghiệp của TP.HCM tuyển được 370.914 người tham gia đào tạo ở các trình độ khác nhau. Trong đó, có 177.129 người tham gia trình độ cao đẳng, 126.131 người tham gia trình độ sơ cấp và 33.827 người tham gia trình độ nghề cơ bản.

Mặc dù còn 3 tháng cuối năm, con số 370.914 người học tính đến thời điểm hiện tại đã vượt qua số tuyển sinh của năm 2022 (337.423 người học). Con số này cũng cao hơn số tuyển sinh năm 2020 và năm 2021.

Giai đoạn 2020-2021 bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch COVID-19 nên tỉ lệ tuyển sinh ở các trường nghề tại TP.HCM không đạt chỉ tiêu.

Cụ thể năm 2020, TP.HCM tuyển được 338.783 người học giáo dục nghề nghiệp, chiếm 73,49% kế hoạch năm. Còn năm 2021, hệ thống trường nghề tại TP.HCM tuyển được 223.643 người, đạt 60,28% kế hoạch năm.

Số lượng người học giáo dục nghề nghiệp tốt nghiệp qua các năm tại TP.HCM là 141.832 (năm 2020), 122.783 (năm 2021) và 320.716 (năm 2022).

Cũng theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến hết tháng 6-2023, số lao động đã qua đào tạo tại TP.HCM là hơn 4,38 triệu người trong tổng số khoảng 5 triệu lao động ở TP.HCM. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo là 86,08% (chỉ tiêu cho cả năm 2023 là 86,45%).

Phân bổ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp - trường nghề tại TP.HCM tính đến tháng 7-2023 - Đồ họa: TRỌNG NHÂN

Phân bổ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp - trường nghề tại TP.HCM tính đến tháng 7-2023 - Đồ họa: TRỌNG NHÂN

Về mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp - trường nghề, thống kê tính đến tháng 7-2023, TP.HCM có tổng cộng 376 cơ sở. So với cuối năm 2022, thành phố đã tăng thêm 9 cơ sở.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại TP.HCM được phân thành các loại trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh giáo dục nghề nghiệp.

Trong đó, các doanh nghiệp chiếm số lượng nhiều nhất với 178 cơ sở, tiếp đến là trường cao đẳng với 62 cơ sở và trường trung cấp với 60 cơ sở.

Riêng về trường cao đẳng, trong tổng số 62 trường cao đẳng tại TP.HCM hiện tại, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết có 30 trường công lập. Bao gồm 18 trường thuộc trung ương và 12 trường thuộc TP.HCM.

Mạng lưới trường cao đẳng tại TP.HCM tính đến tháng 7-2023 - Đồ họa: TRỌNG NHÂN

Mạng lưới trường cao đẳng tại TP.HCM tính đến tháng 7-2023 - Đồ họa: TRỌNG NHÂN

Số trường cao đẳng tư thục tại TP.HCM là 32 trường.

So với năm 2022, TP.HCM tăng thêm 2 trường cao đẳng. Các trường cao đẳng mới thành lập là Trường cao đẳng Kỹ thuật - Du lịch Sài Gòn (nâng cấp từ Trường trung cấp Việt Khoa) và Trường cao đẳng Công nghệ và Du lịch (đặt tại địa điểm mới).

Còn với trường trung cấp, TP.HCM có 20 trường công lập và 40 trường tư thục. Trong số các trường công, có 6 trường trung ương và 14 trường thuộc TP.HCM.

Trường nghề TP.HCM gặp khó khi cạnh tranh với đại học

Theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, kết quả tuyển sinh đào tạo ngắn hạn ở các trường nghề vẫn chiếm tỉ trọng cao trong tổng thể kết quả tuyển sinh ở nhiều năm gần đây phản ánh phần nào xu hướng chọn nghề của người học: muốn học nghề nhanh, sớm tham gia thị trường lao động.

Bên cạnh đó, quy chế tuyển sinh trình độ đại học có nhiều điều kiện thuận lợi cho học sinh khi đăng ký dự tuyển nên đã tạo ra sự khó khăn cho các trường trung cấp, trường cao đẳng khi bị động trong nguồn tuyển sinh hằng năm.

UBND TP.HCM kiến nghị giải quyết vướng mắc giáo dục nghề nghiệp

UBND TP.HCM vừa có văn bản kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

Liên quan vụ “Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại”, nhà trường đã có báo cáo và đang tiếp tục rà soát nguyên nhân vụ việc.

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar