13/09/2017 09:06 GMT+7
Trở lại chủ đề

Trường lạm thu do... hội phụ huynh!?

HOÀNG HƯƠNG
HOÀNG HƯƠNG

TTO - Đầu năm học mới, nhiều trường đưa ra những khoản thu "trên trời" khiến phụ huynh bức xúc. Bị phản ảnh, nhà trường lại đem hội phụ huynh ra làm "lá chắn".

Trường lạm thu do... hội phụ huynh!? - Ảnh 1.

Câu trả lời chung của các trường khi việc lạm thu bị phanh phui luôn là: do hội phụ huynh bàn bạc và tiến hành thu.

Tất cả là do... hội phụ huynh

Tại Trường tiểu học Chu Văn An (TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), mỗi học sinh lớp 1 phải đóng hơn 16 triệu đồng, bao gồm các khoản thu khác nhau. Nhà trường nói không phải do họ đề xuất mà do... trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh đưa ra.

Trước đó, tại Trường THPT Ba Đình (huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa), mỗi học sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 phải đóng 200.000 đồng. Bị phản ảnh, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng nhà trường trả lời: "Nhà trường không chỉ đạo thu và không đứng ra thu. Tất cả do hội phụ huynh học sinh của trường tự đứng ra thu của các phụ huynh có con thi THPT quốc gia".

Tại TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, phụ huynh phản ảnh một số trường tiểu học thu tiền lót nền, lắp máy lạnh... Phụ huynh nào không đóng những khoản tiền nêu trên, giáo viên sẽ "điểm danh" bằng việc gọi tên học sinh đứng lên trong lớp, làm học sinh xấu hổ. 

Ông Nguyễn Tấn Khương - chánh văn phòng kiêm người phát ngôn UBND tỉnh Bạc Liêu - trả lời báo chí: "Các trường cho rằng những khoản thu này đều là "ý nguyện" của hội phụ huynh học sinh". 

Cứ cho rằng ý nguyện này là có thật và là ý nguyện chính đáng, nhưng nếu hiệu trưởng nhà trường không đồng thuận thì hội phụ huynh nào dám làm?

"Cánh tay nối dài" của ban giám hiệu

Theo điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ GD-ĐT ban hành năm 2011, ban đại diện (trước đây gọi là hội phụ huynh học sinh) được tổ chức trong mỗi năm học, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh đang theo học ở từng lớp, từng trường cử ra, để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục.

Mỗi trường có một ban đại diện gồm trưởng ban, các phó trưởng ban và các thành viên thường trực. Mỗi lớp có một ban đại diện, từ 3-5 thành viên, trong đó có trưởng ban và một phó trưởng ban.

Ở các trường, phụ huynh tham gia ban đại diện theo 2 hình thức: tự nguyện hoặc được nhà trường, giáo viên mời tham gia. Đó thường là những phụ huynh có điều kiện về thời gian, kinh tế gia đình khá giả, có học thức hoặc có địa vị xã hội.

Trên thực tế có những ban đại diện chính là "cánh tay nối dài" của ban giám hiệu nhà trường. Vì phụ huynh tham gia ban đại diện ngoài những phụ huynh tâm huyết với giáo dục, cũng có một số người tham gia vì mục đích cá nhân: để con em mình được ưu tiên hơn các bạn đồng lứa, để tạo sự thân tình với hiệu trưởng nhằm dễ bề xin xỏ này nọ... 

Do vậy, họ thường không dám phản biện với những mục tiêu trang bị, sửa chữa, nâng cấp... mà nhà trường đưa ra, dù nó vô lý và quá đáng.

Điệp khúc "trường không biết"

Ở những trường có ban đại diện dạng này, vào đầu năm học, ban giám hiệu sẽ làm việc với ban đại diện về những "công trình" cần chi tiền, với tổng kinh phí là X tiền, rồi giao nhiệm vụ cho ban đại diện thu đủ khoản tiền ấy, đương nhiên là với danh nghĩa của ban này.

Ở TP.HCM, có nhiều trường lạm thu, khi báo chí đến trường tìm hiểu sự việc, trường gọi ngay cho trưởng ban đại diện đến để tiếp nhà báo, vì: "Công trình này của phụ huynh, do ban đại diện vận động thực hiện chứ nhà trường không biết!". 

Đây là cách trả lời rất vô trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường. Bởi Nhà nước đã phân công hiệu trưởng quản lý ngôi trường, với mọi hoạt động xảy ra tại trường thì hiệu trưởng phải biết và phải chịu trách nhiệm.

Hơn ai hết, chính ban giám hiệu nhà trường phải là người định hướng cho hoạt động của ban đại diện trường, còn giáo viên chủ nhiệm là người "cầm trịch" cho hoạt động của ban đại diện lớp, với mục tiêu lớn nhất chính là giáo dục học sinh sao cho đạt hiệu quả cao, chứ không phải thu tiền cho nhiều.

Thế nên, trường nào để xảy ra tình trạng lạm thu thì trước hết ban giám hiệu nhà trường phải chịu trách nhiệm đầu tiên và bị kỷ luật, chứ không phải đá quả bóng trách nhiệm sang cho ban đại diện.

Ban đại diện cha mẹ học sinh làm gì?

- Kiến nghị với hiệu trưởng những biện pháp cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học của trường và về quản lý, giáo dục học sinh.

- Quyết định chi tiêu phục vụ các hoạt động của ban đại diện từ nguồn ủng hộ, tài trợ tự nguyện.

- Phối hợp với hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học của ban đại diện.

- Phối hợp với hiệu trưởng hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục với cha mẹ học sinh, nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh.

- Phối hợp với hiệu trưởng giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác; vận động học sinh đã bỏ học trở lại học...

Kết quả hoạt động của ban đại diện là một trong những tiêu chuẩn xét thi đua khen thưởng đối với các cơ sở giáo dục.

(Theo Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ GD-ĐT ban hành năm 2011)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lựa chọn nghề nghiệp của con cái hay mong muốn của cha mẹ?

'Mong muốn của cha mẹ' là một trong 10 yếu tố hàng đầu tác động đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Việt Nam.

Lựa chọn nghề nghiệp của con cái hay mong muốn của cha mẹ?

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

Chuyến hải trình của đoàn đại biểu TP.HCM kết thúc ngày 17-5, khép lại 7 ngày mang theo tình cảm hậu phương đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK-1/12.

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới: Trường học của sự lắng nghe

Ngày 17-5, Hệ thống Trường Việt Mỹ - VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình gần hai thập kỷ gắn bó và đồng hành cùng giáo dục Việt Nam.

VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới: Trường học của sự lắng nghe

Nhiều nhà khoa học từ trường danh tiếng thế giới ứng tuyển làm việc tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM vừa thông qua danh sách 39 ứng viên là các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự phỏng vấn về công tác tại đại học này.

Nhiều nhà khoa học từ trường danh tiếng thế giới ứng tuyển làm việc tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Sáng 17-5, vòng chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM và ấn phẩm Nhi Đồng (báo Tuổi Trẻ) phối hợp tổ chức, diễn ra tại Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, quận 3, TP.HCM.

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Hàng trăm học sinh nhiều trường THPT ở TP.HCM và các tỉnh lân cận đã tỏ ra rất thích thú khi được tham gia trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật tại Trường đại học Luật TP.HCM.

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar