12/12/2021 09:23 GMT+7

Trước trận Việt Nam - Malaysia, Tuổi Trẻ gửi bản phối Quốc ca cho mọi người dùng miễn phí

TIẾN VŨ
TIẾN VŨ

TTO - Trần Tuấn Kha - ca sĩ kiêm producer sinh năm 1998 - vừa tự thực hiện bản phối nhạc Quốc ca gửi tới báo Tuổi Trẻ để chia sẻ cho mọi người dùng miễn phí.

Trước trận Việt Nam - Malaysia, Tuổi Trẻ gửi bản phối Quốc ca cho mọi người dùng miễn phí - Ảnh 1.

Trần Tuấn Kha trong phòng thu - Ảnh: NVCC

Với mỗi công dân Việt Nam, Quốc ca là một ca khúc vô cùng thiêng liêng, đại diện cho tiếng nói và tinh thần của dân tộc.

Khi biết thông tin Quốc ca bị tắt tiếng vì lý do bản quyền ngay trước trận Việt Nam - Lào, Trần Tuấn Kha cho biết cảm thấy rất buồn.

Đó cũng là lý do để Tuấn Kha quyết tâm thực hiện bản phối mới nhanh và kỹ càng từng chi tiết với hy vọng từ nay về sau, sự cố tương tự không xảy ra một lần nào nữa. 

Và khi tình cờ biết Tuổi Trẻ đang thực hiện bản ghi âm Quốc ca gửi tặng bạn đọc, Tuấn Kha càng có cơ hội hiện thực hóa mong muốn này.

Tuấn Kha nói: "Với tôi và tất cả người Việt Nam nói chung, Quốc ca - linh hồn của đất nước - lại bất ngờ không được vang lên trước bạn bè quốc tế vì lý do bản quyền là một điều rất đáng tiếc.

Ngày hôm đó, sau khi tan tầm công ty về, tôi lao vào bàn làm ngay một bản phối Quốc ca, gửi tặng báo Tuổi Trẻ để quý báo và độc giả gần xa có nhu cầu sử dụng mà không phải sợ bị đánh bản quyền. Hy vọng từ nay về sau, sự cố tương tự sẽ không một lần nào xảy ra nữa".

Bạn đọc có thể tải miễn phí bản Quốc ca này trên kênh YouTube của báo Tuổi Trẻ

Từ việc lên ý tưởng, chọn nhạc cụ cho đến khi hoàn tất bản phối, Tuấn Kha mất 12 tiếng. Anh thực hiện bản phối theo thể loại giao hưởng để thể hiện được sự hùng hồn, uy nghiêm như một niềm tự hào về dân tộc luôn hiện diện trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.

"Bản phối dùng chủ yếu các nhạc cụ như dàn trumpet đi giai điệu chính, kèn horn hòa thanh làm nền, contrabass giúp tổng thể bố cục có sức nặng hơn và trống hành quân thể hiện sự hùng hồn của Quốc ca. Tôi sử dụng thêm tiếng sáo vang lên giữa những khoảng lặng, khơi gợi nên dáng hình quê hương, tưởng nhớ ông cha hy sinh gầy dựng Tổ quốc" - Tuấn Kha cho biết.

Tuấn Kha sinh năm 1998, quê ở Phan Rang, Ninh Thuận, hiện sinh sống và làm việc tại TP.HCM.

Anh từng hòa âm phối khí cho ca khúc được khán giả yêu thích như Trên cây cầu bên sông, Tình lãng phí (Văn Mai Hương), Nghe nói anh sắp kết hôn (Văn Mai Hương, Bùi Anh Tuấn), sáng tác và sản xuất Nhật bình (Nguyễn Hồng Nhung).

Ngoài ra, Tuấn Kha còn có một số ca khúc cá nhân khác đã phát hành như Chờ ngày em đến, Ta tuyệt nhất mà. Hiện Tuấn Kha đang làm song song hai công việc, nói vui là "ban ngày đi bán ôtô, ban đêm về làm nhạc".

"Bán ôtô là công việc thu nhập chính của mình. Tối về làm nhạc thêm để rèn luyện đam mê. Hai công việc thật ra không liên quan tới nhau nhưng đều là đam mê của bản thân: ôtô và âm nhạc".

Khi Quốc ca là tài sản trí tuệ

TTO - Sự cố tắt tiếng giai điệu Quốc ca trên kênh YouTube vừa qua cho thấy khung pháp lý liên quan đến những loại tài sản trí tuệ đặc biệt thuộc công sản đang có những khiếm khuyết. Cần nghiêm túc rà soát và có biện pháp thích hợp để sửa chữa.

TIẾN VŨ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar