11/02/2020 16:58 GMT+7
Trở lại chủ đề

Trung Quốc siết bảo mật thông tin cá nhân sau vụ rò rỉ dữ liệu cư dân Vũ Hán

ĐẮC LUÂN
ĐẮC LUÂN

TTO - Cơ quan quản lý không gian mạng của Trung Quốc yêu cầu siết chặt hơn việc kiểm soát thông tin cá nhân sau khi xảy ra sự cố rò rỉ thông tin cá nhân của những người ở Vũ Hán hoặc từng đến Vũ Hán.

Trung Quốc siết bảo mật thông tin cá nhân sau vụ rò rỉ dữ liệu cư dân Vũ Hán - Ảnh 1.

Chăm sóc người bệnh bị viêm đường hô hấp cấp do virus corona mới gây ra tại Trung Quốc - Ảnh: AP

Theo báo Washington Post, nhà chức trách Trung Quốc lên tiếng sau khi xảy ra sự cố rò rỉ quy mô lớn thông tin cá nhân của những người ở Vũ Hán, những người đã tới thành phố này và những người bị nhiễm bệnh viêm đường hô cấp cấp do chủng mới virus corona (2019-nCoV).

Tại Trung Quốc, những người trở về từ Vũ Hán đều được yêu cầu phải đăng ký thông tin với các chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, rất nhiều người trong số họ phát hiện các biểu mẫu khai thông tin cá nhân của họ (gồm tên, địa chỉ nhà, số căn cước công dân, số điện thoại và thậm chí là điểm thi đầu vào đại học) đã bị chia sẻ trong các nhóm chat trên mạng xã hội WeChat. Trong một số trường hợp, các dữ liệu này còn được gắn nhãn "các trường hợp nghi ngờ".

Nhiều người bị tiết lộ thông tin cá nhân đã nhận được những tin nhắn đe dọa và cả những cuộc gọi quấy rối. Theo đó, mã chủ đề #WuhanReturneesInfoLeak (rò rỉ thông tin của những người trở về từ Vũ Hán) đã trở thành chủ đề nổi bật trên mạng xã hội Weibo từ cuối tháng 1-2020.

Một nam sinh viên theo học đại học tại Vũ Hán đã trở về nhà tại tỉnh Hà Bắc ngày 11-1 và tự nguyện cách ly mọi người trong 20 ngày ngay tại nhà, người này không có triệu chứng bệnh.

Tuy nhiên tới cuối tháng 1, các thông tin cá nhân chi tiết của anh đã xuất hiện trong danh sách được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội với gần 1.000 người từng học, làm việc hoặc đã từng đến Vũ Hán.

Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc (Cyberspace Administration of China - CAC) hôm nay (11-2) tuyên bố không có tổ chức hay cá nhân nào ngoài các cơ quan y tế có thẩm quyền được phép thu thập thông tin cá nhân "để phòng ngừa và điều trị bệnh" nếu không được phép, chưa nói tới chuyện được chia sẻ những dữ liệu này lên mạng xã hội.

Ông Hong Yanqing, một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Bắc Kinh và cũng là quan chức cao cấp của CAC, cho biết các nghiên cứu phân tích "dữ liệu lớn" về kiểm soát dịch bệnh liên quan tới việc thu thập những số lượng lớn thông tin cá nhân, nhưng không phải bất cứ ai cũng có quyền hoặc có khả năng làm việc đó.

40 nhân viên y tế Bệnh viện Zhongnan Đại học Vũ Hán đã bị lây corona

TTO - Tháng 1 năm nay, tại một bệnh viện ở Vũ Hán, trong quá trình chăm sóc, điều trị người bệnh nhiễm chủng virus corona mới (2019-nCoV), 40 nhân viên y tế đã bị lây bệnh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hé lộ công nghệ bên trong trái bóng tại FIFA Club World Cup 2025

Quả bóng thi đấu tại FIFA Club World Cup 2025 tích hợp nhiều công nghệ hiện đại như cảm biến IMU, ăng ten truyền dữ liệu real-time, kết hợp SAOT và VAR cùng mạng lưới camera, giúp trọng tài ra quyết định chính xác hơn.

Hé lộ công nghệ bên trong trái bóng tại FIFA Club World Cup 2025

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Ra đời với lời hứa về sự tiện lợi, sạc không dây đến nay vẫn chưa đủ sức thay thế dây sạc truyền thống trong thói quen hằng ngày của người dùng. Công nghệ này liệu có đang chững lại?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Trợ lý AI hoạt động 24/7 trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng, giúp người dùng tra cứu nhanh các thông tin về đơn vị hành chính mới.

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar