16/10/2020 15:33 GMT+7

Trung Quốc sắp thông qua luật cấm xuất khẩu công nghệ nhạy cảm để ‘đấu’ Mỹ

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Trong một động thái rõ ràng nhằm trả đũa Mỹ, Quốc hội Trung Quốc dự kiến cuối tuần này sẽ thông qua dự luật cấm xuất khẩu công nghệ nhạy cảm và có vai trò thiết yếu với an ninh quốc gia.

Trung Quốc sắp thông qua luật cấm xuất khẩu công nghệ nhạy cảm để ‘đấu’ Mỹ - Ảnh 1.

Tên các công ty ZTE và Huawei trên một tấm biển chỉ dẫn - Ảnh (minh họa): REUTERS

Theo Hãng tin Bloomberg, cơ quan lập pháp cao nhất của Trung Quốc dự kiến sẽ thông qua luật mới với những điều khoản quy định về việc hạn chế/cấm xuất khẩu công nghệ nhạy cảm, thiết yếu với an ninh quốc gia.

Động thái này sẽ mở rộng thêm các công cụ tùy chọn về chính sách của Bắc Kinh trong bối cảnh sự cạnh tranh với Washington trong vấn đề tiếp cận những công nghệ đóng vai trò then chốt cho sự phát triển kinh tế hiện đại ngày càng gay gắt hơn.

Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc) dự kiến thông qua luật mới này trong phiên họp ngày 17-10.

Dự luật mới có tên Luật kiểm soát xuất khẩu (The Export Control Law) trước hết nhằm mục đích bảo vệ an ninh Trung Quốc bằng cách quản lý việc xuất khẩu các loại vật liệu và công nghệ nhạy cảm sẽ được liệt kê trong danh sách kiểm soát.

Luật mới sẽ có hiệu lực với mọi công ty tại Trung Quốc, bao gồm cả các công ty có đầu tư nước ngoài. Sau khi được thông qua, luật mới cũng sẽ giúp Trung Quốc ở vị thế tương tự như Mỹ, tức cũng có thể vận dụng các luật kiểm soát xuất khẩu và cấp phép công nghệ một cách chiến lược để ứng phó với các đối thủ.

Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ liên tục gia tăng thời gian qua. Các công ty lớn của Trung Quốc như Huawei, ByteDance, Tencent và SMIC đã và đang đối mặt với rất nhiều thách thức để tồn tại từ chính quyền của ông Donald Trump.

Hãng tin Tân hoa xã cho biết dự thảo luật mới sẽ cho phép Trung Quốc áp đặt các biện pháp đáp trả với một quốc gia hay một khu vực cụ thể nào "đã lạm dụng các quy định kiểm soát xuất khẩu và gây tổn hại cho an ninh cũng như lợi ích của Trung Quốc".

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ: Trung Quốc can thiệp bầu cử Mỹ mạnh nhất

TTO - Ông Robert O'Brien, cố vấn An ninh quốc gia Mỹ, nói Trung Quốc là nước đang tìm cách can thiệp bầu cử Mỹ 2020 tích cực nhất trong số những nước bị cáo buộc có can thiệp bầu cử Mỹ hiện nay.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Đoạn video xúc động về cựu binh Thế chiến 2 hát tưởng nhớ người bạn gây sốt mạng xã hội Mỹ, nhưng đây thực chất lại chỉ là sản phẩm dàn dựng bằng công nghệ AI tinh vi.

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

TP.HCM lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á, và vươn lên vị trí cao nhất từ trước đến nay trên bảng xếp hạng toàn cầu.

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

Ông Trump ký luật cấm đăng ảnh nóng 'trả thù tình'

Ông Trump vừa ký ban hành luật hình sự hóa hành vi đăng ảnh nóng để trả thù tình lên mạng, bất kể ảnh thật hay do AI tạo ra, chính thức đưa hành vi này thành tội liên bang tại Mỹ.

Ông Trump ký luật cấm đăng ảnh nóng 'trả thù tình'

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Saudi Arabia mở phòng khám bác sĩ AI đầu tiên trên thế giới

Trong một bước tiến gây chú ý của ngành y tế toàn cầu, phòng khám ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên trên thế giới vừa chính thức đi vào hoạt động tại tỉnh Al-Ahsa, phía đông Saudi Arabia.

Saudi Arabia mở phòng khám bác sĩ AI đầu tiên trên thế giới

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar