04/06/2016 09:36 GMT+7

Trung Quốc phát tờ rơi xuyên tạc về biển Đông tại Shangri-La 

QUỲNH TRUNG (từ Shangri-La)
QUỲNH TRUNG (từ Shangri-La)

TTO - Tờ rơi gồm hai phiên bản tiếng Anh và tiếng Hoa, cung cấp thông tin xuyên tạc sự thật cho rằng toàn bộ biển Đông là của Trung Quốc.

Tờ rơi tiếng Hoa gồm những nội dung xuyên tạc về Biển Đông mà Trung Quốc chủ ý phát cho các đại biểu quốc tế tại Đối thoại Shangri-La - Ảnh: V.T.

Chiều 3-6, ngay sau cuộc tiếp xúc song phương với đoàn quốc phòng Việt Nam, đoàn Trung Quốc đã phát tờ rơi có nội dung xuyên tạc về chủ quyền ở Biển Đông cho các đại biểu quốc tế tham dự Đối thoại ở Singapore.

Tờ rơi được phát có nội dung tuyên truyền những luận điệu sai trái của nước này về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông.

Nội dung tờ rơi này cho rằng các đảo của Trung Quốc bao gồm quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), quần đảo Trung Sa, và quần đảo Nam Sa (là Trường Sa của Việt Nam). Bốn quần đảo này đều hợp thành lãnh thổ của Trung Quốc.

Về quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc trắng trợn viết: “Một số nước xung quanh biển Đông đã đưa quân xâm chiếm các đảo, dẫn đến tranh chấp lãnh thổ quần đảo Trường Sa hiện nay và Trung Quốc là quốc gia phát hiện sớm nhất, đặt tên, và khai thác quần đảo Trường Sa”.

Trong tờ rơi, Trung Quốc còn ngang nhiên cho rằng yêu cầu lãnh thổ của các nước khác đối với quần đảo Trường Sa không phù hợp với luật pháp quốc tế:

“Theo luật pháp quốc tế, tranh chấp chủ quyền có những đặc tính mang tính loại trừ. Chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa từ xa xưa đã được thiết lập, bất kỳ nước nào khác cũng không thể yêu cầu chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, nếu không sẽ đi ngược lại nghĩa vụ của mình đối với việc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước khác”.

Ngoài ra, theo nội dung tờ rơi, Trung Quốc cho rằng vấn đề Biển Đông vô cùng phức tạp và nhạy cảm, con đường tốt nhất để giải quyết vấn đề này là đàm phán trực tiếp giữa các nước liên quan.

Bắc Kinh còn cho rằng ASEAN là một tổ chức khu vực, không thể tham gia phán quyết với tư cách là một đương sự trong tranh cãi này.

QUỲNH TRUNG (từ Shangri-La)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Châu Âu có đủ sức gây áp lực với Nga?

Không còn chờ đợi sự ủng hộ từ Washington, Anh và EU đã phối hợp công bố loạt biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga hôm 20-5.

Châu Âu có đủ sức gây áp lực với Nga?

Thủ tướng Israel nêu điều kiện ngừng bắn tạm thời ở Dải Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng một lệnh ngừng bắn tạm thời chỉ được thực hiện khi nó tạo điều kiện cho việc thả các con tin bị Hamas bắt trước đó và đang giữ tại Dải Gaza.

Thủ tướng Israel nêu điều kiện ngừng bắn tạm thời ở Dải Gaza

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Ông Trump tố Nam Phi diệt chủng người da trắng tại nước này khi gặp Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ở Phòng Bầu dục ngày 21-5.

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Ông Trump thừa nhận hậu quả của cắt giảm tài trợ nước ngoài; Mỹ nhận máy bay siêu sang Qatar tặng; Nhiều nước ngừng nhập thịt gà Brazil.

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Theo tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được, quân đội Mỹ sẽ thay đổi hồ sơ của những quân nhân chuyển giới và chỉ hiển thị tên khai sinh của họ như một phần trong nỗ lực loại những quân nhân này khỏi quân đội.

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar