28/08/2017 11:46 GMT+7

Trung Quốc làm Chiến lang 2 để phô diễn sức mạnh quân sự

MINH TRUNG
MINH TRUNG

TTO - Người ta thường ví Hollywood như diện mạo của nền ngoại giao Mỹ với những nhân vật anh hùng cứu thế giới, nay “Chollywood” của Trung Quốc khẳng định không chỉ người Mỹ mới làm được điều đó!

Hai nhân vật chính của Chiến lang 2 - Ảnh chụp màn hình

Giới phê bình điện ảnh so sánh bộ phim bom tấn Chiến lang 2 đang gây bão phòng vé của Trung Quốc với loạt phim hành động hạng B Rambo của Mỹ hồi thập niên 1980.

Bỏ qua yếu tố nghệ thuật, sự so sánh này có sự trùng hợp khá thú vị.

Theo chuyên trang phân tích The Conversation, hình tượng Rambo được xây dựng vào thời điểm Chiến tranh lạnh đang ở giai đoạn “nóng”, phản ánh sự tự tin của nước Mỹ trong thời kỳ chính quyền Ronald Reagan.

Giống như cách Rambo đối đầu với Liên bang Xô Viết ngày xưa, “người hùng” Lãnh Phong (Ngô Kinh đóng) trong Chiến lang 2 cũng đánh nhau với các “kẻ thù hải ngoại” của Trung Quốc.

Dư âm Libya

Dù bị phê bình là mang nặng tinh thần “Đại Hán”, bộ phim Trung Quốc bắt chước Hollywood ở mọi phương diện còn lại, từ hành động cho đến cốt truyện.

Có thể tóm tắt ngắn gọn: Một người lính Trung Quốc đặt chân đến một quốc gia châu Phi giữa cuộc nội chiến, nhiệm vụ là cứu các công nhân Trung Quốc và những người bạn châu Phi của họ, bên cạnh đó tìm hiểu ai là thủ phạm giết chết vị hôn thê của anh.

Một mặt có nhiều điểm tương đồng với phim bom tấn Mỹ thời 1980, nội dung của Chiến lang 2 không khỏi gợi nhớ đến những sự kiện gần đây ở châu Phi.

Gần cuối bộ phim, các công dân Trung Quốc được một con tàu của hải quân nước này giải cứu, cảnh tượng giống với chiến dịch di tản công dân Trung Quốc ở Libya trong cuộc nội chiến hồi năm 2011.

Quy mô và tầm vóc của sự kiện đó được đánh giá là bước ngoặt trong cách tiếp cận của Bắc Kinh đối với châu Phi, vốn không còn mang tính e dè, cẩn trọng như xưa.

Điều đó càng được khẳng định hơn khi nhân vật chính Lãnh Phong tranh cãi với vị đô đốc chỉ huy cuộc giải cứu. Vị chỉ huy cho rằng khả năng can thiệp ít của Trung Quốc hoàn toàn do lỗi của… Liên Hiệp Quốc, chứ không phải do Trung Quốc e ngại.

Bộ phim là một thế giới song song với những gì xảy ra ở Libya, theo trang The Conversation. Các vai phản diện trong phim cũng được lột tả là những con rối của “các cố vấn phương Tây độc ác”. Trung Quốc muốn ám chỉ nếu không có sự giúp đỡ của NATO, các lực lượng nổi dậy chống lại Đại tá Muammar Gaddafi - nhà lãnh đạo Libya - sẽ không bao giờ thành công.

Giống như nhiều bộ phim Hollywood, Chiến lang 2 là chỉ dấu cho những thay đổi trong thái độ và chính sách đối ngoại của Trung Quốc ngày nay, tương tự như Rambo từng đại diện cho các chính sách của Reagan thời Chiến tranh lạnh”
Nhận định của The Conversation
Tình bạn với châu Phi là một thông điệp ngầm trong bộ phim Chiến lang 2 - Ảnh chụp màn hình

Tình đồng chí

Có thể xem Chiến lang 2 vừa là lời chỉ trích của Bắc Kinh dành cho chính sách đối ngoại phương Tây, vừa là một bức tranh tô vẽ “tình đồng chí” tươi đẹp giữa Trung Quốc và châu Phi.

Trên thực tế, mối quan hệ này có một lịch sử khá dài bắt đầu từ thời kỳ giải phóng thuộc địa, khi đó Trung Quốc tiếp sức cho nhiều phong trào độc lập ở lục địa đen chống lại các chính sách bóc lột và thực dân.

Người yêu của Lãnh Phong, Rachel Prescott Smith (Celina Jade đóng), nhắc đến giai đoạn lịch sử này trong một khoảng lặng giữa nghĩa trang dành cho người nhập cư Trung Quốc. Mô tả lại quá khứ đau khổ của châu Phi, Rachel lên án ách nô lệ do những kẻ thực dân mang đến châu lục này.

Tuy không nói rõ quốc gia nào, nhưng rõ ràng Rachel ám chỉ các đế quốc châu Âu từng một thời kiểm soát phần lớn châu Phi. Luận điểm này được nhân vật trình bày theo cách đối trọng với ý tưởng cho rằng chủ nghĩa chống thực dân là yếu tố quan trọng trong sự phát triển mối quan hệ Trung - Phi trong thế kỷ 20.

Không hề nói ngoa khi cho rằng “tình đồng chí” thể hiện trong Chiến lang 2 khắc họa rõ nét quan điểm đối ngoại của Trung Quốc.

Sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, ưu tiên của Bắc Kinh chuyển sang phát triển kinh tế. Và châu Phi, với nguồn tài nguyên dồi dào, giữ một vai trò quan trọng để Trung Quốc đạt được tham vọng, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ và Nga không còn mấy quan tâm khu vực này sau Chiến tranh lạnh.

Phô diễn sức mạnh quân sự

Song song đó, Chiến lang 2 còn là một màn quảng bá sinh động cho sức mạnh quân sự đang lên của Trung Quốc, một sự thật khiến báo chí thế giới tốn không ít giấy mực. Nó giống như cách Rambo đại diện cho sức mạnh Mỹ hồi thập niêm 1980.

Ở cuối phim, khán giả có thể chứng kiến màn “quảng cáo” hoành tráng cho “sức mạnh Trung Quốc”, trong đó hạm đội nước này quét sạch các kẻ thù phương Tây và nhóm chư hầu.

Cảnh đó nói lên rằng năng lực quân sự càng tăng, Trung Quốc càng mạnh dạn sử dụng sức mạnh này. Căn cứ hải quân Trung Quốc ở Djibouti là một bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đã sẵn sàng biểu dương lực lượng ở châu Phi, không hề ngán các đối thủ như Nhật Bản hay Ấn Độ.

Nhân vật phản diện trong Chiến lang 2 khá thê thảm khi phải đối đầu... Trung Quốc - Ảnh chụp màn hình

Mới hồi tháng 3 năm nay, nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), Chủ tịch Tập Cận Bình công bố kế hoạch hiện đại hóa quân đội, tăng chi tiêu quân sự thêm 7%, lên 147 tỉ USD.

Bắc Kinh còn muốn mở rộng lực lượng hải quân thêm 400% để phủ sóng ảnh hưởng kinh tế, quân sự trên khắp châu Á và châu Phi. Với 2,3 triệu quân nhân, PLA hiện là quân đội lớn nhất thế giới.

MINH TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt

Estonia thông báo tàu chở dầu Green Admire được cho bị Nga 'bắt giữ' trong lãnh hải nước này đã được thả, dấu hiệu cho thấy căng thẳng Biển Baltic phần nào hạ nhiệt.

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar