08/06/2021 19:38 GMT+7

Trung Quốc khoe làm được 'dù công nghệ' kiểm soát mảnh vỡ tên lửa

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Bắc Kinh thử thành công 'hệ thống dù công nghệ cao' cho phép kiểm soát các mảnh vỡ tên lửa đẩy vệ tinh. Mới đây, xác tên lửa Trường Chinh 5B mất kiểm soát khi rơi xuống Trái đất từng khiến nhiều nước lo lắng.

Trung Quốc khoe làm được dù công nghệ kiểm soát mảnh vỡ tên lửa - Ảnh 1.

Tên lửa đẩy Trường Chinh 3B được thí nghiệm gắn hệ thống dù kiểm soát khu vực hạ cánh - Ảnh chụp màn hình

Theo Thời báo Hoàn Cầu ngày 7-6, loại dù "công nghệ cao" này rộng tới 300m2 và đã được thử nghiệm trong đợt phóng vệ tinh khí tượng Fengyun-4B hôm 3-6.

Đây là lần đầu tiên một tên lửa đẩy vệ tinh của Trung Quốc được gắn dù, điều mà tờ báo trên gọi là "đột phá lớn".

Loại dù "công nghệ cao" này do Học viện Công nghệ phương tiện phóng Trung Quốc (CALT) phát triển và được gắn lên 1 trong 4 động cơ đẩy của tên lửa Trường Chinh 3B.

Theo CALT, hệ thống dù đã kích hoạt ngay sau khi động cơ đẩy rời tên lửa chính và rơi trở lại độ cao đã được tính toán trước.

Hai chiếc dù lần lượt bung ra để kiểm soát độ cao và hướng di chuyển, vị trí của dù liên tục được cập nhật nhờ hệ thống định vị vệ tinh đi kèm. CALT khẳng định nhờ hệ thống dù này, mảnh vỡ tên lửa đã hạ cánh chính xác xuống khu vực mong muốn.

Ông Hu Wei, một nhà thiết kế tên lửa họ Trường Chinh, khẳng định vụ thử nghiệm hôm 3-6 đã lập "kỷ lục thế giới". Ông này khẳng định đây là những mảnh vỡ tên lửa lớn nhất từng được thu hồi bằng hệ thống dù.

Theo tính toán của CALT, hệ thống dù công nghệ cao và rộng 300m2 sẽ giúp thu hẹp khoảng 70% khu vực mảnh vỡ tên lửa có thể rơi xuống. Kết hợp với hệ thống lưới vây, viện này hy vọng sẽ giảm được 85% diện tích và đảm bảo an toàn cho người dưới mặt đất.

Hồi đầu tháng 5 rồi, thế giới đã lo lắng trước việc Trung Quốc mất kiểm soát đối với xác tên lửa đẩy Trường Chinh 5B nặng hơn 25 tấn, dài hơn 30m và rộng gần 5m.

Không ít người đã sợ xác tên lửa có thể rơi trúng khu vực mà mình sinh sống, bất chấp các khẳng định của truyền thông Trung Quốc rằng xác suất này rất nhỏ. Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ và quân đội Mỹ khi đó tuyên bố theo sát đường bay của xác tên lửa Trung Quốc.

Xác tên lửa này cuối cùng rơi xuống Ấn Độ Dương, nhưng không dập tắt được các chỉ trích rằng Trung Quốc thiếu trách nhiệm trong chương trình không gian của mình.

Video mảnh vỡ tên lửa Trường Chinh 5B của Trung Quốc rơi xuống Trái đất

TTO - Trên bầu trời Jordan, mảnh vỡ tên lửa Trường Chinh 5B của Trung Quốc rơi xuống trông như một đốm sáng, còn tại Oman là một vệt sáng. Mỹ chỉ trích Trung Quốc sau khi mảnh vỡ rơi xuống Ấn Độ Dương.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đàn cá heo gần 100 con xuất hiện trên vịnh Nha Trang

Một đàn cá heo di cư bơi ngang qua vịnh Nha Trang với số lượng gần 100 con.

Đàn cá heo gần 100 con xuất hiện trên vịnh Nha Trang

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Hố đen nằm ở trung tâm thiên hà cách Trái đất khoảng 2,18 tỉ năm ánh sáng khiến giới khoa học sửng sốt khi bắn ra các 'viên đạn khí' siêu tốc.

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Phát hiện này mở ra hướng nghiên cứu mới về sự hình thành hành tinh và khả năng tồn tại của sự sống trong vũ trụ.

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM mời thêm 12 giáo sư và chuyên gia quốc tế từ nhiều đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới làm giáo sư thỉnh giảng.

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Hình ảnh không chỉ gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác, mà còn nhắc nhở con người về sức mạnh của tự nhiên.

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar