25/01/2025 15:36 GMT+7
Trở lại chủ đề

Trung Quốc gây sức ép, Philippines tạm dừng khảo sát ở Biển Đông

Philippines tạm dừng cuộc khảo sát ở Biển Đông sau khi tàu cá nước này bị lực lượng bảo vệ bờ biển và hải quân Trung Quốc 'quấy rối' hung hăng.

Trung Quốc gây sức ép, Philippines tạm dừng khảo sát ở Biển Đông - Ảnh 1.

Đảo Thị Tứ nhìn từ trên cao - Ảnh: REUTERS

Hãng tin Reuters ngày 25-1 đưa tin Philippines mới đây đã phải tạm dừng cuộc khảo sát khoa học ở Biển Đông, sau khi hai tàu cá của nước này đối mặt với hành vi "quấy rối" và có phần hung hăng của lực lượng bảo vệ bờ biển và hải quân Trung Quốc.

Theo tuyên bố của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines, vào ngày 24-1, hai tàu cá của nước này khi đang trên hành trình lấy mẫu cát tại bãi cát Sandy Cay gần đảo Thị Tứ ở Biển Đông đã gặp phải "các hành vi hung hăng" từ ba tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc.

Bên cạnh đó lực lượng tuần duyên Philippines còn cáo buộc Bắc Kinh đã triển khai bốn tàu nhỏ từ các tàu tuần duyên lớn hơn để "quấy rối" hai thuyền cao su vỏ cứng do Philippines điều động để di chuyển nhân sự đến bãi Sandy Cay.

Một trực thăng hải quân Trung Quốc cũng được cho là đã bay ở độ cao "nguy hiểm" trên các tàu thủy này.

Do sự "quấy rối" diễn ra liên tục trong thời gian dài và hành vi thiếu tôn trọng an toàn của lực lượng hàng hải Trung Quốc, Philippines đã quyết định dừng các hoạt động khảo sát tại khu vực Biển Đông.

Tuy nhiên theo tuyên bố từ phía Bắc Kinh đưa ra, lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc khẳng định Trung Quốc đã chặn và xua đuổi hai tàu của Philippines theo đúng quy định pháp luật của nước này.

Ngoài ra Trung Quốc còn cáo buộc các tàu của Philippines đã tự ý xâm nhập vào vùng biển gần bãi cát Sandy Cay mà không có sự cho phép, cố gắng "cập cảng bất hợp pháp" để lấy mẫu cát tại đây.

Thời gian qua Manila và Bắc Kinh không ít lần có những cuộc đối đầu leo thang tại các vùng tranh chấp ở Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển chiến lược này - nơi có giá trị thương mại hàng năm khoảng 3.000 tỉ USD - bất chấp việc các tuyên bố này chồng lấn với chủ quyền của Philippines, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.

Bất chấp những căng thẳng và bất đồng về tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc và Philippines đã đạt được thỏa thuận trong vòng đàm phán vào ngày 16-1, đồng ý tìm kiếm tiếng nói chung và các thỏa thuận hợp tác hai bên.

Vào năm 2016, tòa án trọng tài quốc tế đã đưa ra phán quyết rằng các tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông, dựa trên các bản đồ lịch sử, là không có cơ sở pháp lý theo luật quốc tế. Tuy nhiên, Bắc Kinh không công nhận phán quyết này.

Philippines phản đối Bắc Kinh triển khai ‘tàu quái vật’ ở Biển Đông

Ngày 14-1, Philippines đã phản đối việc Trung Quốc triển khai tàu tuần duyên lớn nhất vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Manila tại Biển Đông, gọi đây là động thái đáng báo động.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Malaysia nói đùa muốn giữ hộ chiếu của Ngoại trưởng Mỹ để ông ở lại lâu hơn

Câu đùa của ông Ibrahim với Ngoại trưởng Mỹ Rubio về thời gian ông ở châu Á cho thấy tâm trạng bất an vì chính sách thuế quan của Mỹ.

Thủ tướng Malaysia nói đùa muốn giữ hộ chiếu
 của Ngoại trưởng Mỹ để ông ở lại lâu hơn

EU, Mexico chật vật trước thuế mới của ông Trump

Tuyên bố áp thuế 30% đối với hàng hóa từ EU và Mexico của ông Trump buộc họ phải chạy nước rút để xoay chuyển tình thế trước 1-8.

EU, Mexico chật vật trước thuế mới của ông Trump

Ông Trump bảo vệ Bộ Tư pháp giữa chỉ trích liên quan tỉ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

Ông Trump kêu gọi bỏ qua vụ việc ông Epstein khi Bộ Tư pháp bị chỉ trích vì cách xử lý các giả thuyết xung quanh cái chết của tỉ phú này.

Ông Trump bảo vệ Bộ Tư pháp giữa chỉ trích liên quan tỉ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

Mỹ cần tiếp cận đa phương với ASEAN

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định các biện pháp thuế quan không đồng nghĩa Mỹ quay lưng với ASEAN. Cụ thể ra sao?

Mỹ cần tiếp cận đa phương với ASEAN

'Thuế quan Mỹ cũng là cơ hội cho Thái Lan'

Nghị sĩ Thái Lan Chaiwat Sathawornwichit trao đổi với Tuổi Trẻ về ảnh hưởng thuế quan của Mỹ với kinh tế Thái Lan và ASEAN.

'Thuế quan Mỹ cũng là cơ hội cho Thái Lan'

Tin tức thế giới ngày 13-7: Triều Tiên ủng hộ Nga hết mình; EU, Mexico phản ứng với thuế của Mỹ

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, tuyên bố 'ủng hộ vô điều kiện'; Đàm phán bế tắc, Hamas - Israel đổ lỗi cho nhau.

Tin tức thế giới ngày 13-7: Triều Tiên ủng hộ Nga hết mình; EU, Mexico phản ứng với thuế của Mỹ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar