18/03/2020 16:08 GMT+7
Trở lại chủ đề

Trung Quốc dùng thuốc chữa cúm đang được Nhật thử nghiệm để chữa virus corona

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Chính phủ Trung Quốc ngày 17-3 cho biết thuốc trị cúm Avigan do Công ty Fujifilm Holdings của Nhật đang thử nghiệm có hiệu quả trong điều trị virus corona chủng mới. Tuy nhiên, đã có những ý kiến ngờ vực loại thuốc này ngay tại Nhật.

Trung Quốc dùng thuốc chữa cúm đang được Nhật thử nghiệm để chữa virus corona - Ảnh 1.

Một cửa hàng thuốc ở Trung Quốc (minh họa) - Ảnh: AP

Theo báo Nikkei (Nhật), Bắc Kinh đã bắt đầu khuyến nghị sử dụng thuốc favipiravir do Công ty Fujifilm Toyama Chemical của Nhật phát triển và được bán với tên biệt dược là Avigan.

Bắc Kinh khuyến nghị dùng

"Thuốc này rất an toàn và cho hiệu quả rõ rệt", ông Zhang Xinmin, giám đốc Trung tâm phát triển công nghệ sinh học quốc gia của Trung Quốc, thuộc Bộ Khoa học công nghệ Trung Quốc, chia sẻ tại cuộc họp báo ngày 17-3.

Công ty Fujifilm Toyama đã phát triển loại thuốc này từ năm 2014. Thuốc đã được dùng để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại Nhật từ tháng 2-2020.

Sau thông tin này, trong ngày hôm nay (18-3), cổ phiếu công ty Fujifilm tăng vọt 15,4% tại sàn Tokyo trong phiên giao dịch chiều cùng ngày.

Phiên giao dịch buổi sáng 18-3 thậm chí đã phải tạm ngừng trước số lệnh đặt mua ồ ạt cổ phiếu sau khi Bắc Kinh thông báo về hiệu quả điều trị bệnh COVID-19 với thuốc Avigan.

Trung Quốc đã tiến hành các thử nghiệm lâm sàng với Avigan trên 200 người bệnh tại thành phố Vũ Hán và thành phố Thâm Quyến.

Các kết quả thử nghiệm cho thấy người bệnh dùng thuốc đã có kết quả âm tính với virus corona chủng mới trong một thời gian tương đối ngắn, trong khi các triệu chứng viêm phổi giảm trông thấy.

Sau khi dùng thuốc Avigan trung bình 4 ngày, bệnh nhân COVID-19 có kết quả âm tính với virus corona chủng mới. Trong khi đó, nhóm đối chứng trong thử nghiệm lâm sàng cho kết quả 11 ngày. 

Cũng theo ông Zhang, chưa ghi nhận các tác dụng phụ nào của thuốc.

Một thử nghiệm lâm sàng khác tại Vũ Hán cho thấy những bệnh nhân được điều trị bằng favipiravir đã hết sốt trong thời gian điều trị trung bình là 2,5 ngày, nhanh hơn so với thời gian hết sốt trung bình là 4,2 ngày của các bệnh nhân khác.

Các triệu chứng ho của người bệnh COVID-19 khi dùng thuốc favipiravir cũng đã cải thiện trong 4,6 ngày, nhanh hơn khoảng 1,4 ngày so với những người không dùng thuốc này.

Chỉ 8,2% người bệnh dùng favipiravir cần hỗ trợ hô hấp, trong khi 17,1% bệnh nhân ở nhóm đối chứng phải dùng thiết bị trợ thở.

Trung Quốc dùng thuốc chữa cúm đang được Nhật thử nghiệm để chữa virus corona - Ảnh 2.

Những viên thuốc Avigan - Ảnh: BLOOMBERG NEWS

Nhật còn đang chờ thử nghiệm

Tuy nhiên đáng chú ý khi những đánh giá tích cực từ Trung Quốc về thuốc Avigan trên thực tế lại mâu thuẫn với những ngờ vực về độ an toàn của thuốc này ngay tại Nhật.

Ở Nhật, thuốc Avigan được cấp phép lưu hành trong thị trường năm 2014 với điều kiện thuốc này chỉ được sử dụng nếu chính phủ quyết định dùng để chống các loại virus cúm mới hoặc tái xuất hiện.

Theo báo Nikkei, các nghiên cứu về thuốc này nhận thấy nó có thể gây chết lưu thai hoặc dị tật thai nhi.

Theo thông tin phát đi tuần này của Hãng tin Yonhap, Bộ Quản lý thuốc và thực phẩm Hàn Quốc đã quyết định không nhập khẩu thuốc Avigan sau khi các chuyên gia bệnh nhiễm nước này cho rằng chưa có đủ dữ liệu lâm sàng để chứng minh hiệu quả thuốc.

Mặc dù giá cổ phiếu của Công ty Fujifilm tăng vọt, song chưa rõ công ty này sẽ hưởng lợi như thế nào nếu các công ty Trung Quốc bắt đầu sản xuất hàng loạt thuốc favipiravir.

Theo báo Nikkei, một người phát ngôn của Công ty Fujifilm cho biết công ty này không liên quan tới các thử nghiệm lâm sàng với thuốc favipiravir của Trung Quốc, và hiện họ vẫn đang đánh giá các nghiên cứu đó.

Công ty Fujifilm đã ký hợp đồng chuyển nhượng bản quyền liên quan thuốc favipiravir với Hãng dược Zhejiang Hisun Pharmaceutical của Trung Quốc năm 2016.

Tuy nhiên người phát ngôn của Fujifilm cho biết hợp đồng này đã bị hủy năm ngoái dù hai bên vẫn đang có "quan hệ hợp tác".

Phía công ty Trung Quốc cho biết họ đã nhận được giấy phép chính thức để sản xuất thuốc favipiravir trong tháng 2 và có thể tăng sản lượng một phiên bản generic của thuốc này.

Các bản quyền thuốc favipiravir của công ty Fujifilm vẫn còn giá trị tại Nhật, nhưng bản quyền về hóa chất tại Trung Quốc đã hết hạn năm ngoái, theo người phát ngôn của công ty này.

Điều này là yếu tố mở đường cho công ty dược Zhejiang Hisun sản xuất phiên bản generic của thuốc favipiravir.

Công ty Fujifilm sẽ cung cấp thuốc Avigan cho các bệnh viện Nhật để nghiên cứu lâm sàng và cũng đang chuẩn bị tiến hành các thử nghiệm lâm sàng của chính họ tại Nhật.

Công tác nghiên cứu tại Nhật với thuốc này sẽ bắt đầu trong tháng 3 và sẽ phải mất nhiều tháng nữa mới có kết quả.

Trung Quốc thử nghiệm lâm sàng văcxin phòng virus corona

TTO - Trung Quốc cho phép thử nghiệm lâm sàng loại văcxin đầu tiên cho virus corona chủng mới - virus gây dịch bệnh COVID-19 vốn đã cướp đi mạng sống của 7.000 người trên toàn cầu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Phát hiện này mở ra hướng nghiên cứu mới về sự hình thành hành tinh và khả năng tồn tại của sự sống trong vũ trụ.

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM mời thêm 12 giáo sư và chuyên gia quốc tế từ nhiều đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới làm giáo sư thỉnh giảng.

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Hình ảnh không chỉ gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác, mà còn nhắc nhở con người về sức mạnh của tự nhiên.

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar