11/11/2021 08:33 GMT+7

Trung Quốc, Đài Loan tích cực vận động tại APEC

TS NGUYỄN THÀNH TRUNG
TS NGUYỄN THÀNH TRUNG

TTO - Một chủ đề tuy là bên lề APEC 2021 nhưng rất được quan tâm là việc Trung Quốc và Đài Loan muốn gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sau khi đã nộp đơn xin gia nhập trong tháng 9.

Trung Quốc, Đài Loan tích cực vận động tại APEC - Ảnh 1.

Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand, bà Nanaia Mahuta (giữa), đồng chủ trì hội nghị cấp bộ trưởng APEC 2021 tại Wellington (New Zealand) vào ngày 10-11 - Ảnh: REUTERS

Kỳ họp APEC lần này là dịp để các lãnh đạo Trung Quốc và Đài Loan vận động cho việc gia nhập của họ, bởi 11 nước ký kết CPTPP gồm Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Úc và Việt Nam đều là thành viên APEC.

Thế "lưỡng nan" cho CPTPP

Theo quy định, Trung Quốc và Đài Loan phải nhận được sự đồng ý của toàn bộ các nước thành viên CPTPP mới có thể tham gia hiệp định. Việc cùng nộp đơn gia nhập CPTPP là vấn đề căng thẳng mới trong quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan.

Trung Quốc luôn đề cao chính sách "Một Trung Quốc" và luôn phản ứng gay gắt trước mọi nỗ lực của Đài Loan nhằm gia nhập các thể chế đa phương. Trong khi đó, Đài Loan luôn mong muốn được tham gia các tổ chức như vậy để thể hiện họ là một định chế chính trị độc lập, hoàn toàn tách biệt với Trung Quốc đại lục.

Bà Thái Anh Văn, nhà lãnh đạo Đài Loan, hy vọng sẽ tranh thủ hội nghị của các nhà lãnh đạo APEC năm nay như một cơ hội để thúc đẩy nỗ lực của Đài Loan tham gia CPTPP. 

Bà từng tuyên bố trong cuộc họp báo trước thềm APEC: "Tôi muốn đề nghị đặc phái viên Morris Chang (Trương Trung Mưu) sử dụng cuộc họp này để thu hút sự ủng hộ của nhiều thành viên APEC hơn với việc Đài Loan tham gia CPTPP".

Ông Morris Chang là nhà sáng lập hãng sản xuất chip khổng lồ của thế giới TSMC, chiếm hơn 50% thị phần chip toàn cầu. 

Chính năng lực sản xuất chất bán dẫn cũng như khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn CPTPP của Đài Loan đã khiến hòn đảo này trở nên hấp dẫn với các nước thành viên CPTPP khi họ muốn ổn định chuỗi cung ứng, tránh đứt gãy sản xuất sau những gì đã xảy ra trong đại dịch.

Điểm mạnh của Đài Loan trong việc xin gia nhập CPTPP phần nào lại là điểm yếu của Trung Quốc. Nhiều chuyên gia thương mại bày tỏ nghi ngại việc Trung Quốc có thể đáp ứng các tiêu chuẩn cao của hiệp định. 

Họ nhắc tới các quy định nghiêm ngặt về trợ cấp công nghiệp, giảm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước, quyền của người lao động và đảm bảo luồng dữ liệu xuyên biên giới.

Bộ trưởng Thương mại nước chủ nhà New Zealand Damien O’Connor tuyên bố ông sẽ không vội đánh giá đơn xin gia nhập CPTPP của Trung Quốc, chỉ nói các ứng viên mới phải "đáp ứng các tiêu chuẩn của chúng tôi" và cam kết không hạ bớt các tiêu chuẩn đó.

Tiêu chuẩn và lợi ích

Tuy nhiên, tiêu chuẩn cao là một chuyện, còn sức ép chính trị và sức ép kinh tế của Trung Quốc lại là chuyện khác. Thực tế một số nước thành viên CPTPP phụ thuộc nhiều vào thương mại với Trung Quốc, họ có thể bị áp lực phải hạ thấp các tiêu chuẩn hiệp định để phù hợp với Bắc Kinh. 

Nhưng ông O’Connor tái khẳng định: "Tôi không nghĩ có bất cứ ai cho rằng cần có sự chệch khỏi những tiêu chuẩn đó. Vì vậy, việc đạt được các tiêu chuẩn mà chúng tôi đã đặt ra là tùy thuộc vào các nền kinh tế nộp đơn gia nhập".

Ngoài ra còn một vấn đề khác với Trung Quốc là không phải lúc nào sức mạnh kinh tế và chính trị của họ cũng được nhìn nhận tích cực. Việc Trung Quốc có các hành vi mang tính cưỡng ép với các nước đang có những xung đột với họ khiến cho cộng đồng quốc tế lo ngại.

Thời gian qua, ba nước thành viên CPTPP là Canada, Úc và Nhật đều đã có những căng thẳng trong quan hệ song phương với Trung Quốc. Ottawa và Bắc Kinh tranh cãi kéo dài quanh vụ Canada bắt bà Mạnh Vãn Chu của Công ty Huawei và sau đó Trung Quốc bắt hai công dân Canada như để trả đũa. 

Trong khi đó, Úc căng thẳng với Trung Quốc về nguồn gốc đại dịch COVID-19, còn Nhật thì không hài lòng với việc Trung Quốc thường xuyên xâm nhập vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật quản lý nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền.

Sức nặng của quyết định chính trị ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng gia nhập CPTPP của Trung Quốc và Đài Loan. Chính việc đòi hỏi phải có sự nhất trí của mọi thành viên CPTPP đã khiến quá trình gia nhập của hai nước khó khăn hơn. Trung Quốc có thể dùng sức mạnh của mình để tác động tới các nền kinh tế nhỏ trong CPTPP nhằm ngăn cản Đài Loan.

Trong khi đó, hầu hết các quốc gia trong CPTPP không muốn hạ tiêu chuẩn của hiệp định vì Trung Quốc. Họ đã có quá đủ các điều khoản thương mại với Trung Quốc trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) do Trung Quốc dẫn dắt. 

Có tới 7 trong 11 thành viên CPTPP bao gồm Brunei, Malaysia, Nhật Bản, New Zealand, Singapore, Úc và Việt Nam cũng là thành viên RCEP, và các nước này không muốn Trung Quốc biến CPTPP thành một phiên bản khác của RCEP.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi thông điệp đến các CEO APEC

Hôm nay (11-11), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ có các hoạt động đầu tiên trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC 2021 do New Zealand chủ trì.

Theo Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước sẽ tham dự Đối thoại giữa lãnh đạo các nền kinh tế APEC với Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC ngày 11-11 và phát biểu ghi hình trước Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC (CEO Summit) diễn ra trong hai ngày 11 và 12-11.

Ngày 12-11, Chủ tịch nước dự Hội nghị các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế APEC lần thứ 28, sự kiện quan trọng nhất trong Tuần lễ cấp cao APEC, và sẽ phát biểu trực tuyến.

Theo Bộ Ngoại giao, APEC CEO Summit có sự tham dự của khoảng 4.500 đại biểu là giám đốc điều hành (CEO) các doanh nghiệp hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương. Sẽ có 9 phiên thảo luận về nhiều vấn đề như đổi mới sáng tạo, hồi phục kinh tế hậu đại dịch...

BẢO DUY

APEC cam kết giảm giá vắc xin COVID-19

TTO - Các bộ trưởng ngoại giao và kinh tế 21 nền kinh tế APEC cam kết sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất và cung cấp vắc xin COVID-19, giảm giá vắc xin và hàng hóa y tế liên quan COVID-19 trên cơ sở tự nguyện.

TS NGUYỄN THÀNH TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tranh cãi trên mạng Đài Loan về vụ xé vé máy bay của khách ở Phú Quốc: Tại anh, tại ả

Vụ việc một gia đình du khách Đài Loan tố bị xé thẻ lên máy bay ở sân bay Phú Quốc làm dấy lên tranh cãi về hành vi của hải quan và kỳ vọng ứng xử với du khách.

Tranh cãi trên mạng Đài Loan về vụ xé vé máy bay của khách ở Phú Quốc: Tại anh, tại ả

Điều kiện của Nga để ông Putin gặp ông Zelensky

Điện Kremlin nói Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nếu hai bên đạt được một số thỏa thuận nhất định.

Điều kiện của Nga để ông Putin gặp ông Zelensky

681 người Việt bị Myanmar trục xuất sẽ về nước theo cách nào?

Ông Lương Thanh Quảng - phó cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), đã trả lời phỏng vấn về công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại Myanmar.

681 người Việt bị Myanmar trục xuất sẽ về nước theo cách nào?

Ông Trump nói sẵn sàng đến Trung Quốc gặp ông Tập

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẵn sàng tới Trung Quốc để gặp Chủ tịch Tập Cận Bình, nhằm thảo luận về các vấn đề đối ngoại và kinh tế.

Ông Trump nói sẵn sàng đến Trung Quốc gặp ông Tập

NBC: Chính quyền Trump muốn đưa 1 triệu người Palestine từ Gaza đến Libya

NBC cho biết kế hoạch này đã được thảo luận với lãnh đạo Libya, cho thấy mức độ cân nhắc nghiêm túc. Đổi lại việc tiếp nhận người Palestine, Mỹ có thể sẽ giải ngân cho Libya hàng tỉ USD.

NBC: Chính quyền Trump muốn đưa 1 triệu người Palestine từ Gaza đến Libya

'86 47': Thông điệp ngẫu nhiên hay lời đe dọa ông Trump?

Con số "86 47" được xếp bằng vỏ sò trong bức ảnh do cựu giám đốc FBI James Comey đăng tải đang gây tranh cãi. Dư luận đặt câu hỏi: Liệu đây có phải là lời đe dọa nhắm vào Tổng thống Trump? Con số này thực sự mang ý nghĩa gì?

'86 47': Thông điệp ngẫu nhiên hay lời đe dọa ông Trump?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar