08/11/2021 09:01 GMT+7

Khai mạc APEC 2021: Hồi sinh các mao mạch nền kinh tế

DUY LINH
DUY LINH

TTO - Đẩy mạnh phục hồi bao trùm và bền vững là một trong những ưu tiên của New Zealand, nước chủ nhà APEC 2021.

Khai mạc APEC 2021: Hồi sinh các mao mạch nền kinh tế - Ảnh 1.

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern phát biểu tại cuộc họp thứ ba của Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) vào ngày 4-8-2021 - Ảnh: APEC

Hôm nay (8-11), Tuần lễ cấp cao APEC chính thức bắt đầu tại New Zealand tập trung thảo luận hai nội dung chính là triển vọng kinh tế toàn cầu và hợp tác phục hồi sau đại dịch, trong bối cảnh thế giới đối mặt nhiều thách thức từ đại dịch COVID-19.

Hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa

Để phục hồi bao trùm và bền vững, không thể bỏ qua hay xem nhẹ sự hỗ trợ dành cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME). Các MSME được ví như những mao mạch của nền kinh tế, chiếm hơn 97% số doanh nghiệp trong khu vực APEC, sử dụng hơn 60% lực lượng lao động và đóng góp từ 40 đến 60% tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các nền kinh tế.

Đây cũng là nhóm dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch COVID-19 do giãn cách xã hội hay phong tỏa dài ngày.

Trong cuộc họp trực tuyến các quan chức APEC phụ trách nhóm MSME vào đầu tháng 10 năm nay, Bộ trưởng Bộ Doanh nghiệp nhỏ của New Zealand, Stuart Nash, nhấn mạnh MSME như những nhà máy phát điện của nền kinh tế và xã hội.

"Họ đoàn kết các cộng đồng của chúng ta. Sự tồn tại và khả năng phục hồi của các doanh nghiệp nhỏ sau đại dịch này là rất quan trọng đối với sự phục hồi kinh tế bền vững và duy trì sự gắn kết của các cộng đồng của chúng ta" - ông Nash nói.

Trong tuyên bố sau cuộc họp các bộ trưởng MSME mới đây, số hóa được xác định là một công cụ cần thiết để hồi phục hiệu quả kinh tế, đặc biệt đối với MSME, và không còn là một tùy chọn cho các doanh nghiệp trước đại dịch.

Theo Bộ trưởng Nash, dư địa hồi sinh và tăng trưởng kinh tế là rất nhiều nếu các nền kinh tế APEC xây dựng được các chính sách mang lại cơ hội kinh tế cho tất cả mọi người, bao gồm phụ nữ, người bản địa và các nhóm dễ bị tổn thương khác. Bởi vì khi tập trung nhiều hơn vào tăng trưởng bao trùm, chúng ta sẽ mở ra tiềm năng kinh tế chưa được khai thác.

Khai mạc APEC 2021: Hồi sinh các mao mạch nền kinh tế - Ảnh 2.

APEC gồm 21 nền kinh tế thành viên, chiếm 60% GDP và 48% kim ngạch thương mại toàn cầu - Dữ liệu: DUY LINH - Nguồn: APEC 2021 New Zealand

Ngoại giao thời số hóa

Do đại dịch COVID-19, vào tháng 6-2020, New Zealand thông báo sẽ chuyển tất cả các sự kiện của APEC 2021 sang hình thức trực tuyến, bao gồm cả hội nghị cấp cao APEC trong hai ngày 11 và 12-11. Việc đảm bảo APEC có thể tiếp tục họp và hoạt động trong thời điểm toàn cầu gián đoạn vì COVID-19 cho thấy sự nỗ lực lớn của New Zealand.

APEC 2021 đặt ra thách thức nhưng cũng là cơ hội để New Zealand đi tiên phong trong lĩnh vực ngoại giao kỹ thuật số. Trong hơn 1 năm qua, hàng trăm cuộc họp và sự kiện đã được tổ chức thành công và đạt kết quả thực chất với sự tham dự của quan chức 21 nền kinh tế trải rộng trên 11 múi giờ. 

Đặc biệt trong số này phải kể đến cuộc họp đặc biệt các nhà lãnh đạo APEC bàn về COVID-19 với các giải pháp tăng cường hợp tác vượt qua khủng hoảng y tế, góp phần củng cố hình ảnh của APEC nói chung.

Các nhà tổ chức APEC đã làm việc với Microsoft cho phần kỹ thuật trong các cuộc họp, đảm bảo mọi khoảnh khắc quan trọng đều không bị bỏ sót. Một số công nghệ đã được Microsoft sử dụng tiên phong tại Hội chợ điện tử tiêu dùng (CES) ở Las Vegas (Mỹ) vào đầu năm nay. 

CES 2021 là triển lãm công nghệ lớn nhất thế giới và diễn ra theo hình thức kỹ thuật số 100% do dịch COVID-19.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị cấp cao APEC 28

TTO - Nhận lời mời của Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 28 từ ngày 11 đến 12-11 theo hình thức trực tuyến.

DUY LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nga, Ukraine trao trả tù binh, Kiev thả 2 công dân vùng Kursk

Ngày 4-7, Nga và Ukraine cùng thông báo đã tiến hành đợt trao trả tù binh mới, theo thỏa thuận đã đạt được trong vòng đàm phán tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hồi tháng trước.

Nga, Ukraine trao trả tù binh, Kiev thả 2 công dân vùng Kursk

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu mạnh EU, cognac Pháp tạm thoát

Trung Quốc công bố mức thuế lên tới gần 35% với rượu mạnh từ Liên minh châu Âu, nhưng sẽ miễn trừ cho các nhà sản xuất cognac cam kết bán theo giá tối thiểu.

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu mạnh EU, cognac Pháp tạm thoát

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Một người đàn ông sống ở bang Texas cả đời đã bị trục xuất về Jamaica vì không có quốc tịch Mỹ, dù sinh tại căn cứ quân sự ở Đức.

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Đại tướng Nguyễn Tân Cương hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan

Chiều 4-7, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Nguyễn Tân Cương - tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, thứ trưởng Bộ Quốc phòng - đã chủ trì lễ đón và hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan, Đại tướng Songwit Nunphakdee.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch

Chính phủ Campuchia đề xuất sửa đổi hiến pháp nhằm cho phép tước quốc tịch đối với những công dân bị cáo buộc cấu kết với nước ngoài để chống lại lợi ích quốc gia.

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar