22/04/2024 19:09 GMT+7

Trung Quốc công bố bản đồ địa chất Mặt trăng độ chính xác cao đầu tiên trên thế giới

Trung Quốc vừa công bố bản đồ địa chất Mặt trăng có độ chính xác cao đầu tiên trên thế giới, do nhóm nghiên cứu khoa học của Trung Quốc vẽ, chủ yếu dựa trên dữ liệu thăm dò khoa học từ chương trình Hằng Nga.

Bản đồ địa chất Mặt trăng được Trung Quốc công bố với tỉ lệ 1:2,5 triệu - Ảnh: TÂN HOA XÃ/CAS

Bản đồ địa chất Mặt trăng được Trung Quốc công bố với tỉ lệ 1:2,5 triệu - Ảnh: TÂN HOA XÃ/CAS

Theo Tân Hoa xã, bộ bản đồ địa chất Mặt trăng được Trung Quốc công bố hôm 21-4 có tỉ lệ 1:2,5 triệu.

Đây là những bản đồ địa chất Mặt trăng có độ phân giải cao hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới, cung cấp dữ liệu bản đồ cơ bản cho nghiên cứu và khám phá Mặt trăng trong tương lai.

Bộ bản đồ cho thấy các miệng hố trên bề mặt Mặt trăng, đá và khoáng chất được tìm thấy và loại hoạt động địa chất mà Mặt trăng đã trải qua.

Trên bản đồ chính, có thể nhìn thấy tổng cộng 12.341 hố va chạm, 17 loại đá và 14 loại kiến tạo. Một số yếu tố đặc biệt, bao gồm địa điểm hạ cánh của tàu thăm dò do con người phóng, cũng được thể hiện trong tập bản đồ.

Bản đồ các loại đá phân bố trên Mặt trăng - Ảnh: TÂN HOA XÃ/CAS

Bản đồ các loại đá phân bố trên Mặt trăng - Ảnh: TÂN HOA XÃ/CAS

Theo Thời báo Hoàn Cầu, từ năm 2012, ông Âu Dương Tự Viễn (Ouyang Ziyuan) - nhà khoa học trưởng đầu tiên của chương trình thám hiểm Mặt trăng của Trung Quốc - đã đưa ra ý tưởng biên soạn và nghiên cứu bản đồ địa chất mới của Mặt trăng. 

Một nhóm nhà nghiên cứu từ nhiều tổ chức ở Trung Quốc đã nghiên cứu bản đồ như vậy trong hơn 10 năm.

Phác thảo cấu trúc của Mặt Trăng - Ảnh: TÂN HOA XÃ/CAS

Phác thảo cấu trúc của Mặt Trăng - Ảnh: TÂN HOA XÃ/CAS

"Các bản đồ địa chất của Mặt trăng có ý nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu quá trình phát triển của Mặt trăng, lựa chọn địa điểm cho trạm nghiên cứu Mặt trăng trong tương lai và sử dụng các tài nguyên trên Mặt trăng" - ông Âu Dương Tự Viễn, giáo sư nghiên cứu tại Viện Địa hóa học thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (CAS), nói.

Ông Vương Á Nam (Wang Yanan), tổng biên tập tạp chí Tri Thức Hàng Không ở Bắc Kinh, chỉ ra: "Dự án Hằng Nga đã đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất tập bản đồ này".

Atlas địa chất của Mặt trăng - Ảnh: TÂN HOA XÃ/CAS

Atlas địa chất của Mặt trăng - Ảnh: TÂN HOA XÃ/CAS

CAS nói thêm bởi vì các bản đồ địa chất Mặt trăng được quốc tế sử dụng - do chương trình Apollo của Mỹ thu được - không thể phản ánh các kết quả nghiên cứu mới nhất của nhân loại trong những thập niên gần đây, nên chúng không còn khả năng đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học và thám hiểm Mặt trăng trong tương lai.

Mỹ và Trung Quốc: Ai thắng trong cuộc đua lên Mặt trăng?

Cả Trung Quốc và Mỹ đều có kế hoạch đưa phi hành đoàn lên Mặt trăng trước khi thập kỷ này kết thúc, làm dấy lên cuộc thảo luận về một cuộc chạy đua không gian mới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

Thiết bị này có thể 'miễn nhiễm' với dòng điện cực đại lên tới 150kA - mạnh gấp khoảng 5 lần so với cường độ của một tia sét thông thường.

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Một bé trai ở Mỹ đã hồi sinh kỳ diệu sau khi được điều trị bằng một liệu pháp chỉnh sửa gene hoàn toàn mới.

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar