06/05/2014 14:07 GMT+7

Trưng bày tranh cổ động thời kỳ chống Pháp

PHẠM NHÂM
PHẠM NHÂM

TTO - Sáng 6-5, hơn 100 hiện vật được giới thiệu tới công chúng trong buổi trưng bày chuyên đề “Tranh cổ động trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954” tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 25 Tông Đản, Hà Nội).

Hiện vật phần lớn là tranh cổ động cùng một số bức ký họa và một số kỷ vật của các họa sĩ, hiện vật liên quan đến việc in ấn, tuyên truyền thời kỳ 1946-1954. Các tác phẩm trưng bày tập trung vào 5 chủ đề chính “Cổ động chủ trương - phong trào”, “Chiến đấu”, “Tình quân dân”, “Nêu gương điển hình” và “Kỷ niệm ngày lễ lớn”.

Ở Việt Nam, tranh cổ động gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng và bảo vệ độc lập dân tộc. Những bức tranh cổ động đầu tiên ra đời trong bão táp cách mạng với sự góp mặt của thế hệ họa sĩ yêu nước, tiêu biểu là Nguyễn Đỗ Cung, Tô Ngọc Vân, Lương Xuân Nhị...

Cùng với báo chí và truyền đơn, tranh cổ động đã kịp thời truyền đạt các nhiệm vụ cách mạng, trở thành vũ khí sắc bén, có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm và hành động của đông đảo quần chúng nhân dân. Về cơ bản, nghệ thuật tranh apphich, cổ động thời kỳ này thể hiện qua các hình thức như: tranh vẽ theo lối dân gian, tranh liên hoàn kể chuyện, tranh có tính chất minh họa, tranh ký họa ghi chép…

Chương trình trưng bày chuyên đề nhằm đem đến cho công chúng những hiểu biết về các giá trị lịch sử, giá trị văn hóa - nghệ thuật của dòng tranh cổ động Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954). Từ đó, góp phần khơi dậy, bồi đắp niềm tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang, kiên cường của dân tộc.

Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 - 7-5-2014).

Trưng bày “Tranh cổ động trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954” kéo dài đến tháng 7-2014.

Tranh cổ động phong trào thi đua chuẩn bị tổng phản công năm 1949 - Ảnh: Phạm Nhâm
Huyện đội dân quân huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang kêu gọi binh lính người Việt trong quân đội Pháp quay về cùng nhân dân giết giặc - Ảnh: Phạm Nhâm
Tranh cổ động chào mừng kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 -7-5-1984) - Ảnh: Phạm Nhâm
Quyết tâm giữ vững Việt Bắc - Ảnh: Phạm Nhâm
Quân dân thi đua diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm - Ảnh: Phạm Nhâm
Tin chiến thắng vang dội Điện Biên Phủ - Ảnh: Phạm Nhâm
Văn nghệ chào mừng 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Ảnh: Phạm Nhâm
Hiện vật máy in được giới thiệu tại buổi trưng bày - Ảnh: Phạm Nhâm
PHẠM NHÂM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Check-in đã đời cùng mèo ú Doraemon trước thềm movie 2025 ra mắt

Nhân dịp tròn 45 năm loạt phim điện ảnh Doraemon ra mắt, một sự kiện đặc biệt đang diễn ra tại trung tâm thương mại Vincom Landmark 81 (TP.HCM) từ ngày 17-5 đến 1-6, thu hút sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ mọi lứa tuổi.

Check-in đã đời cùng mèo ú Doraemon trước thềm movie 2025 ra mắt

Hàng chục ngàn người về chùa Tam Chúc chiêm bái xá lợi Phật trong ngày đầu tiên

Ngày đầu tiên xá lợi Phật tôn trí tại chùa Tam Chúc, hàng chục ngàn người từ khắp mọi nơi đã về đây chiêm bái trong thành kính và trật tự.

Hàng chục ngàn người về chùa Tam Chúc chiêm bái xá lợi Phật trong ngày đầu tiên

100 người viết sách thì chắc chắn có đến 99 người không vì mục đích kiếm tiền

Phát biểu tại talkshow 'Cuốn sách đầu tay, hành trình ai cũng có thể bắt đầu', doanh nhân Nhan Húc Quân nói bà quyết định viết sách là nhờ sự khích lệ ban đầu của người thân, chứ không tính toán khi ra sách phải bán được bao nhiêu.

100 người viết sách thì chắc chắn có đến 99 người không vì mục đích kiếm tiền

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Theo PGS.TS Trần Thị Mai, trong quá khứ, người phương Tây ví Sài Gòn còn lớn hơn Băng Cốc của Vương quốc Xiêm và không thua kém một số thành phố ở châu Âu. Vì vậy, họ đã từng quyết tâm xây dựng Sài Gòn thành một 'Paris thu nhỏ'.

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Nghệ sĩ Trinh Trinh vừa đăng trên trang cá nhân tiết mục dự thi của con trai cô, cháu Gia Khánh, thể hiện nhân vật Lý Thường Kiệt. Đây là nhân vật mà nghệ sĩ Kim Tử Long cũng mới vừa thể hiện dịp đại lễ 30-4.

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức lễ tưởng niệm 62 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, tại Việt Nam Quốc Tự.

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar