28/06/2019 22:21 GMT+7

Trực thăng quân sự chở 12 người mất tích ở Indonesia

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Một trực thăng quân sự chở 12 người đã mất tích ngày 12-6 ở khu vực tỉnh Papua, nằm ở cực đông Indonesia.

Trực thăng quân sự chở 12 người mất tích ở Indonesia - Ảnh 1.

Papua là một khu vực khó tiếp cận do địa hình đồi núi, do đó thường phải di chuyển bằng máy bay - Ảnh: REUTERS

Hãng tin AP dẫn lời người phát ngôn quân đội tại Papua, ông Muhammad Aidi, cho biết chiếc trực thăng Mi-17 đã mất liên lạc chỉ 5 phút sau khi cất cánh từ Oksibil, tỉnh Papua. Chiếc trực thăng lúc đó đang trên đường di chuyển tới Jayapura, thủ phủ tỉnh Papua.

Ông Muhammad Aidi nói chiếc trực thăng trên đang chở binh sĩ cùng quân nhu tới một đồn biên phòng ở Okbibab, gần Papua New Guinea. 

Chiếc trực thăng đã tiếp nhiên liệu tại Oksibil trước khi được báo cáo mất tích ở độ cao 2.400m. Trên trực thăng có 12 quân nhân, trong đó có 5 lính biên phòng.

Với phần lớn diện tích được bao phủ bởi núi non và rừng rậm ở Papua và Tây Papua, di chuyển bằng máy bay là cách thích hợp duy nhất. Tháng 8-2018, 8 người thiệt mạng khi máy bay Pilatus do Thụy Sĩ chế tạo rơi ở Papua. 

Các trực thăng quân sự gần đây đã trở thành mục tiêu của các nhóm ly khai trong khu vực. Không rõ chiếc Mi-17 trên, do Nga chế tạo, có gặp sự cố liên quan tới các nhóm này hay không.

Thời tiết khu vực được xác định có điều kiện tốt với tầm nhìn xa tới 6-7km trong suốt thời gian trực thăng trên đang bay. 

"Chúng tôi vẫn chưa biết vị trí chính xác của chiếc trực thăng vào lúc này. Nỗ lực tìm kiếm đang được thực hiện, với sự phối hợp của cơ quan tìm kiếm và cứu hộ Papua. Chúng tôi cũng chỉ đạo các quân nhân quanh khu vực tìm kiếm thông tin về vị trí trực thăng" - ông Aidi cho hay.

TTO - Thị trưởng Jakarta xác nhận trong đêm 21-5 đã có 6 người chết trong cuộc xung đột tại thủ đô Jakarta sau khi Ủy ban bầu cử Indonesia xác nhận đương kim Tổng thống Joko Widodo giành chiến thắng.

BÌNH AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Ông Trump tố Nam Phi diệt chủng người da trắng tại nước này khi gặp Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ở Phòng Bầu dục ngày 21-5.

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Ông Trump thừa nhận hậu quả của cắt giảm tài trợ nước ngoài; Mỹ nhận máy bay siêu sang Qatar tặng; Nhiều nước ngừng nhập thịt gà Brazil.

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Theo tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được, quân đội Mỹ sẽ thay đổi hồ sơ của những quân nhân chuyển giới và chỉ hiển thị tên khai sinh của họ như một phần trong nỗ lực loại những quân nhân này khỏi quân đội.

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ngày 21-5, Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc của Ukraine và châu Âu khi cho rằng Nga đang cố kéo dài tiến trình hòa bình về cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời tiết lộ chưa quyết định về địa điểm đàm phán tiếp theo.

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar