25/01/2017 16:00 GMT+7

Trong thơ có Gà

HOÀNG THIẾU PHỦ
HOÀNG THIẾU PHỦ

TTO - Hôm nay các thành viên trong câu lạc bộ Thơ Thơ có buổi liên hoan mừng Xuân Đinh Dậu sắp tới. Địa điểm họp mặt là khu vườn mai vàng rực ở nhà ông Hai Văn, chủ tịch câu lạc bộ.

 

Trên bàn tiệc có hai cái chai - một chai đựng rượu đế, một chai đựng nước mắm. Ngoài ra còn có một con gà trống luộc chín để sẵn trong đĩa. Ông Hai ngồi ghế chủ tọa. Bên cạnh có một cô gái xinh xắn và lanh lợi là cô Út - cháu ngoại của ông Hai  - được trưng dụng làm thư ký. 

Ông Hai mở đầu:

- Buổi sinh hoạt kỳ này lấy chủ đề là Trong thơ có gà. Vậy mỗi người hãy chuẩn bị đọc cho cả làng nghe một vài câu thơ trong đó có ít nhất là một chữ gà.

Ví dụ: Con gà cục tác lá chanh…. Thơ nào có người vỗ tay tán thưởng thì được uống rượu mời, thơ nào khiến bà con phản đối thì bị phạt uống nước mắm. Chung cuộc, người nào được vỗ tay nhiều nhất sẽ được phần thưởng cao quý là con gà trống nằm trong đĩa này.

Mọi người nhất trí và cuộc vui được khởi động.

Hội viên 1 (vốn là dân mê đá gà nên nổ ngay mấy câu thơ đề cao con gà trong tác phẩm Lục súc tranh công):

- Này này! Gà ngũ đức thẳm sâu/ Nhân, dũng, tín, võ, văn, gồm đủ./ Trên đầu kim khôi một mũ/ Dưới chân hai cựa thần thương…

Hội viên 2 (rất ghét trò đá gà nên bĩu môi ngắt lời): 

- Khôn ngoan đá đáp người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. 

Ông Hai Văn biết hai người này thường ưa khích bác nhau, nên tìm cách lái câu chuyện qua hướng khác:

- Hai câu thơ vừa rồi chắc là ám chỉ việc ông Trump và bà Hillary từng đấu đá nhau te tua  trong kỳ tranh cử tổng thống Mỹ, khiến người ngoài chê cười. Ý cũng hay! 

Bèn rót hai chung rượu đưa cho cô thư ký mang đến mời cả hai hội viên. 

Hội viên 3: 

- Con Gà mà đi ăn đêm/ Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao…

Hội viên 4: 

- Sai! Câu ca dao nói là con cò chứ gà nào mà đi ăn đêm? Mới chạng vạng chúng đã nhảy vô chuồng rồi.

Hội viên 3 (mỉm cười): 

- Ý tui nói đây là thứ gà móng đỏ chân dài ấy mà! Biết thứ đó không?

Hội viên 5: 

- Biết rồi.Vậy tui cũng có hai câu để tặng quý ông: Mướp già xào thịt gà tơ / Đại gia bảy chục cưới gà hai mươi. 

Câu nào cũng có người vỗ tay nên cô Út phải đi mời rượu mệt nghỉ. Bỗng có một anh chàng khệnh khạng bước ra đọc: Kiếp sau xin làm con gà/ Suốt ngày đạp mái các bà các cô… 

Lập tức cánh phụ nữ ré lên:

- Úi trời! Nham nhở! Đồi trụy!

Có người còn tạt nước, liệng vỏ lon bia, chai nhựa vào người y. Thế là anh chàng nọ phải uống hết một chung nước mắm. Uống xong y nhướng mắt nhìn ông Hai Văn hỏi:

- Ủa, còn chú Hai nữa chứ! Nãy giờ chưa thấy chú Hai đọc thơ?

- Được rồi. Giờ tới phiên tui.

Đoạn ông Hai bước ra khỏi chỗ ngồi. Ông chơi luôn một bài ca Huế theo điệu Kim Tiền, lại khoa chân múa tay diễn tả điệu bộ của mấy ông thầy cúng ma: “Bưng ra một bình ba. Chè, chuối, xôi với một con gà. Tụng kinh kệ ông thầy bước ra. Ông thầy hét la! Hét la! Chúng ma, chúng ma đều sợ. Thầy bợ con gà. Ệ... à... ê... à…”.

Màn trình diễn của ông Hai rất sinh động nên ai nấy vỗ tay rần rần. Nhiều người đề nghị thưởng ngay con gà cho ông.

Cô Út đang ngồi hí hoáy ghi chép bỗng lên tiếng:

- Ngoại ơi! Cháu tham gia có được không?

Ngoại gật đầu, cô Út đứng dậy đọc hai câu thơ của Tú Xương:

- Sĩ khí rụt rè gà phải cáo/ Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi.

Ông Hai gật đầu, cô bé nói tiếp:

 - Hôm trước ông thầy dạy văn ở lớp cháu khi giảng bài thơ này có nói: “Lâu nay ở ngoài biển Đông có con chồn chín đuôi làm mưa làm gió, ai cũng sợ. May sao, người Việt Nam ta vẫn còn một giống gà nòi không hề sợ gì chồn cáo.Nó hiên ngang đứng đầu sóng ngọn gió, vỗ cánh, ngẩng đầu nhìn ra biển Đông, cất cao tiếng gáy gọi mặt trời hồng của bốn nghìn năm lịch sử. Có bài thơ làm chứng như sau:

Núi Tản như con gà cổ đại

Khổng lồ mào đỏ thắp bình minh

Mênh mông gọi nắng cho mùa chín

Từ thuở Sơn Tinh thắng Thủy Tinh.

Ông Hai khen:

- Thơ hay quá! Thế mới là hình ảnh của con gà năm Đinh Dậu chứ! Tác giả bài thơ ấy chắc là ông thầy của cháu phải không?

- Dạ, mấy câu đó là của nhà thơ Huy Cận được dùng để mở đầu tập truyện tranh Sơn Tinh Thủy Tinh mà tụi cháu đọc lúc còn nhỏ.

Cô Út nói xong ngồi xuống trong tiếng vỗ tay giòn giã của mọi người. Ông Hai Văn tươi cười rạng rỡ, hai tay bưng con gà trao cho cô Út và nói:

- Nhân danh chủ tịch, ta trao tặng giải thưởng cao quý này cho cháu và tuyên bố kết nạp cháu làm hội viên trẻ nhất của câu lạc bộ Thơ Thơ.

HOÀNG THIẾU PHỦ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Lễ hội Làng Sen là hoạt động chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng, thể hiện lòng biết ơn, thành kính của nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã có dịp nghe giới thiệu về nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam, tự tay trải nghiệm làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà truyền thống Việt Nam.

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Sau hai năm triển khai bóc xóa quảng cáo sai quy định tại TP.HCM, tình trạng tạt chất bẩn và gọi điện đe dọa, 'khủng bố' liên quan tín dụng đen đã giảm sâu, gần như không còn xuất hiện.

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Đại sứ Ấn Độ cảm kích tình cảm người dân Việt Nam chiêm bái xá lợi Phật

Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 1,8 triệu người Việt đến chiêm bái xá lợi Đức Phật trong những ngày ở TP.HCM, 125.000 người đến chiêm bái xá lợi Phật trong 4 ngày ở núi Bà Đen, Tây Ninh.

Đại sứ Ấn Độ cảm kích tình cảm người dân Việt Nam chiêm bái xá lợi Phật

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Chiều 15-5, trong chương trình thăm và làm việc tại Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng tác phẩm điêu khắc ánh sáng 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Xuân Hoa - nguyên giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, nếu Huế không mở thêm được những không gian phát triển mới thì chắc chắn sẽ bị tụt lại so với các địa phương khác sau sáp nhập.

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar