31/07/2019 09:12 GMT+7

Trồng hơn 353 triệu cây trong 12 giờ để chống biến đổi khí hậu

MINH HẢI (tổng hợp)
MINH HẢI (tổng hợp)

TTO - Trong vòng 12 giờ, hơn 353 triệu cây xanh đã được người dân Ethiopia trồng mới. Trồng cây chính là cách tự nhiên, đơn giản, rẻ tiền nhất và ai cũng có thể làm được để chống biến đổi khí hậu.

Trồng hơn 353 triệu cây trong 12 giờ để chống biến đổi khí hậu - Ảnh 1.

Hơn 353 triệu cây giống đã được trồng trên khắp cả nước Ethiopia - Ảnh: CNN

Trong vòng 12 giờ đồng hồ hôm 29-7, hơn 353 triệu cây xanh đã được người dân Ethiopia trồng mới trong một chiến dịch nhằm chống biến đổi khí hậu.

Toàn dân trồng cây là một phần của chiến dịch tái trồng rừng mang tên "Di sản xanh", được Thủ tướng Ethiopia - Abiy Ahmed khởi xướng. Trong sáu giờ đầu tiên, thủ tướng Ahmed thông báo trên trang cá nhân rằng khoảng 150 triệu cây đã được trồng. Sau 12 giờ, ông Ahmed thông báo một lần nữa rằng họ đã vượt quá mục tiêu ban đầu đề ra cho chiến dịch.

Tổng cộng hơn 353 triệu cây giống đã được trồng trên khắp cả nước.

Chiến dịch được thủ tướng đề ra cho người dân đất nước này là mỗi ngày sẽ có 200 triệu cây mới được trồng. Kết thúc mùa mưa vào khoảng tháng 10 sẽ có khoảng 4 tỉ cây con được trồng.

Theo đánh giá của Farm Africa - tổ chức về các nỗ lực tái trồng rừng và giúp nông dân thoát nghèo ở Đông Phi thì Ethiopia hiện nay chỉ còn chưa đến 4% diện tích đất rừng. Cuối thế kỷ 19, con số này khoảng 30%.

Quốc gia không giáp biển này hiện cũng phải chịu tác động của khủng hoảng khí hậu. Tình trạng suy thoái đất, xói mòn đất, phá rừng, hạn hán và lũ lụt tái diễn khiến nền nông nghiệp sa sút. Trong khi đó, 80% phần trăm dân số của Ethiopia phụ thuộc vào nông nghiệp như một sinh kế duy nhất.

Năm 2017, Ethiopia cùng hơn 20 quốc gia khác cam kết khôi phục 100 triệu ha đất rừng như một phần của sáng kiến ​​phục hồi cảnh quan rừng châu Phi.

Trồng hơn 353 triệu cây trong 12 giờ để chống biến đổi khí hậu - Ảnh 2.

Rừng tự nhiên đang bị thu hẹp - Ảnh: CNN

Một nghiên cứu gần đây của Thụy Sĩ ước tính rằng việc khôi phục các khu rừng bị mất khắp thế giới có thể loại bỏ 2/3 lượng carbon trong khí quyển do hoạt động của con người. Lượng khí thải carbon toàn cầu hiện nay khoảng 10 tỉ tấn mỗi năm.

Kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, thông qua việc đốt nhiên liệu hóa thạch, con người thải khoảng 300 tỉ tấn carbon vào khí quyển. Việc này khiến khí hậu khắp hành tinh trở nên nóng đến mức nguy hiểm.

Những cánh rừng tự nhiên loại bỏ carbon khỏi khí quyển thì đang bị thu hẹp do khai thác chặt phá mà không được trồng mới. Diện tích đất bỏ hoang có thể tái tạo rừng khắp thế giới còn rất nhiều. Ví dụ: Nga (151 triệu ha), Hoa Kỳ (103 triệu ha), Canada (78 triệu), Úc (58 triệu), Brazil (50 triệu) và Trung Quốc (40 triệu).

Trồng rừng chính là cách tự nhiên, đơn giản, rẻ tiền nhất và ai cũng có thể làm được để chống biến đổi khí hậu.

Hiện có nhiều quốc gia tham gia vào nỗ lực này. Chính phủ Australia tuyên bố sẽ trồng 1 tỉ cây vào năm 2030; Chiến dịch "Bức tường xanh vĩ đại" được nhiều quốc gia châu Phi tham gia để ngăn chặn sự lan rộng của sa mạc Sahara; Hay như "Thử thách Bonn" của Liên Hợp Quốc nhằm trồng lại 350 triệu ha đất rừng bị thoái hóa trên toàn cầu vào năm 2030.

Trồng cây xanh, làm sạch bãi biển Cần Giờ

TTO - Sáng 1-6, chương trình caravan với chủ đề "Bảo vệ môi trường vì một tương lai tốt đẹp hơn" đã diễn ra tại huyện Cần Giờ (TP.HCM).

MINH HẢI (tổng hợp)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Một bé trai ở Mỹ đã hồi sinh kỳ diệu sau khi được điều trị bằng một liệu pháp chỉnh sửa gene hoàn toàn mới.

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Bão Mặt trời vừa qua đã gây mất sóng vô tuyến trên diện rộng, ảnh hưởng đến châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên

Trưa 16-5, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 5 độ (độ lớn M).

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar