25/01/2018 11:09 GMT+7

Trồng dưa lưới công nghệ cao nơi cù lao

NGỌC TÀI
NGỌC TÀI

TTO - Cầm chiếc điện thoại thông minh trong tay, Trần Thanh Tiền (26 tuổi, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) giống như một thanh niên nghiện điện thoại.

Nhưng Tiền không phải vào facebook hay lướt tin trên mạng. Anh dùng điện thoại kiểm tra chức năng sống của "đàn con" dưa lưới gần 1 tháng tuổi.

Nông trại công nghệ cao

Trên mảnh đất cù lao Long Phú Thuận - vùng đất trồng hoa màu trọng điểm của tỉnh Đồng Tháp - chàng trai 9X Trần Thanh Tiền dần mở rộng diện tích trồng dưa lưới từ khoảnh sân chật hẹp của gia đình ra hơn 3.000m2.

Diện tích dù khiêm tốn nhưng điều đặc biệt là toàn bộ đất trồng đều ứng dụng công nghệ cao từ việc đo độ ẩm, ánh sáng, phân bón đến hệ thống tưới nhỏ giọt hiện đại. Với một chiếc điện thoại thông minh, Tiền có thể chăm sóc dưa lưới ở bất cứ nơi nào.

Trên ứng dụng điện thoại, Tiền tận tình chỉ chúng tôi các thông số như ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ. Sau đó liền thao tác tưới nước trong thời gian 3 phút bằng một cú nhấn nhẹ.

"Chỉ tưới 3 phút vì tưới nhiều hơn sẽ trôi tuột chất dinh dưỡng đang có trong đất và độ ẩm cũng vượt ngưỡng cây sẽ không sinh trưởng tốt", Tiền giải thích.

Không chỉ vậy dưa lưới do Tiền sản xuất còn có thể chủ động kiểm tra về độ đường, độ giòn để từ đó điều chỉnh dinh dưỡng cho cây để đạt độ ngon như ý muốn.

Trồng dưa lưới công nghệ cao nơi cù lao - Ảnh 1.

Thanh Tiền kiểm tra thông số về ánh sáng, độ ẩm... thông qua điện thoại thông minhảnh: NGỌC TÀI

Đi Israel "học làm nông dân"

Gia đình Thanh Tiền không có đất sản xuất nông nghiệp. Thuở nhỏ, cậu bé Tiền dáng người nhỏ thó, thường xuyên đội bánh đi bán với mẹ. 

Chẳng hiểu sao niềm đam mê làm nông nghiệp dần ngấm vào máu của cậu. Học ngành công nghệ sinh học Trường Đại học An Giang nhưng Tiền lại tìm hiểu nhiều hơn về nông nghiệp.

Khi ra trường, Tiền không chần chừ đăng ký chương trình "học làm nông dân ở Israel". Gần 1 năm sau, Tiền trở về nước. Nhiều người cứ ngỡ anh sẽ tìm công việc ở một công ty nào đó nhưng lại thấy Tiền lủi thủi cày đất, trồng rau.

Khi ở Israel tận mắt chứng kiến nền nông nghiệp hiện đại bên đó, tôi ấp ủ phải mở nông trại hiện đại ở ngay quê mình rồi nhân rộng cho người dân", Tiền tâm tư.

Ngày trở về quê nhà, Tiền quyết định rủ rê nhóm bạn từng học làm nông nghiệp ở Israel, mở nông trại và áp dụng những gì đã học. Ngay sau đó nhóm bạn trẻ liền bắt tay nhau vào sản xuất nông sản sạch trên chính quê hương Hồng Ngự. Tiền chịu trách nhiệm chính trong sản xuất, các bạn khác phụ trách xây dựng thương hiệu và tìm đối tác.

Để ứng dụng những gì đã học ở thiên đường khởi nghiệp Israel, Tiền lần mò từng công đoạn một vì từ vật tư nông nghiệp đến cả những thiết bị hiện đại ở Việt Nam đều rất hiếm. Thậm chí Tiền còn phải đặt hàng qua đường hàng không với giá trị vận chuyển còn mắc hơn giá trị vật được vận chuyển.

Mấy vụ đầu từ lỗ đến hòa vốn nhưng Tiền cho biết đều nằm trong kế hoạch vì sản xuất nhỏ lỗ cũng không nhiều, quan trọng là dần hoàn thiện quy trình mà nhóm bạn trẻ hướng đến là "chuẩn Israel". Mô hình vừa tiết giảm lượng nước, sử dụng phân bón hữu cơ và phân bón công nghệ nano nên sản phẩm sạch vừa đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng vừa bảo vệ môi trường. Càng về sau Tiền càng mở rộng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Khi đã có quy trình chuẩn thì việc sản xuất lớn sẽ giảm chi phí sản xuất.

Trồng dưa lưới công nghệ cao nơi cù lao - Ảnh 2.

Chuyển giao công nghệ

Thực hiện ước mơ mở nông trại xong, Tiền bắt đầu mở rộng quy mô bằng cách chuyển giao công nghệ cho người dân.

Tiền tâm tư về "điểm nghẽn" lớn nhất của cù lao không chỉ là sản xuất manh mún mà còn là thiếu đầu ra ổn định, thiếu liên kết. Vì vậy ngay từ ban đầu chiến lược tìm kiếm thị trường được thúc đẩy song song với sản xuất thử nghiệm.

Hiện nay, nông sản của Tiền được hai chuỗi siêu thị ở tỉnh An Giang bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Bước tiếp theo sau khi chuyển giao cho người dân là thu mua nông sản và chế biến.

Để nâng cao giá trị nông sản Tiền cho ra mắt sản phẩm dưa lưới khắc chữ để chưng tết. Dưa có thể khắc một hoặc hai chữ, phổ biến như chữ Tài, Lộc, Vạn sự, Như ý... Do thời gian sử dụng dưa lưới dài, cộng thêm da bên ngoài dầy nên dưa chưng tết xong đều có thể sử dụng như bình thường không dễ hư như một số nông sản chưng tết nghệ thuật khác.

Tiền dự định sẽ xúc tiến một số dự định khác như mở điểm du lịch trải nghiệm, xây dựng chuỗi café rau..., từ đó từng bước nâng giá trị nông sản, nâng cao thu nhập để người dân yên tâm.

Ông Nguyễn Văn Buôn, phó Phòng NN&PTNT huyện Hồng Ngự, cho biết mô hình của Tiền được cả tỉnh và huyện đánh giá cao không chỉ về yếu tố thích ứng với biến đổi khí hậu mà còn phù hợp với quy hoạch vùng trồng rau màu ở cù lao.

Sắp tới huyện sẽ nhân rộng mô hình cho người dân để dần thay đổi tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chạy theo lợi nhuận. Trước mắt sẽ dùng kinh phí từ chương trình khuyến nông để hỗ trợ mở rộng khu nhà màng thêm 300m2.

"Tiền như làn gió mới vừa mang tri thức lẫn nhiệt huyết, đam mê để làm nông nghiệp. Huyện đang rất cần những thanh niên như Tiền", ông Buôn chia sẻ.

NGỌC TÀI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bảo tồn sếu đầu đỏ: 'Người nuôi sếu rồi sếu sẽ nuôi người'

Thái Lan là nơi điển hình về bảo tồn sếu bởi đã nuôi thả thành công, có thể nói "ban đầu người nuôi sếu, sau này sếu sẽ nuôi người" gắn với phát triển sinh kế, du lịch địa phương. Đó là ý kiến của đa số nhà tài trợ đề án bảo tồn sếu đầu đỏ.

Bảo tồn sếu đầu đỏ: 'Người nuôi sếu rồi sếu sẽ nuôi người'

Về Cà Mau mùa nước ngập đồng hái bông súng ma

Bông súng ma là loại rau đặc sản, phổ biến ở miền Tây, nhất là vào mùa nước nổi.

Về Cà Mau mùa nước ngập đồng hái bông súng ma

Trồng 120.000 cây mắm tại Cà Mau chống sạt lở đê Biển Tây

Chương trình 'Hành động vì một Việt Nam xanh' đã triển khai trồng 120.000 cây xanh tại Cà Mau để chống sạt lở đất, bảo vệ môi trường.

Trồng 120.000 cây mắm tại Cà Mau chống sạt lở đê Biển Tây

Mỗi năm Đồng bằng sông Cửu Long mất khoảng 300ha đất do sạt lở

Con số được nêu ra tại hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 4 diễn ra tại Cà Mau.

Mỗi năm Đồng bằng sông Cửu Long mất khoảng 300ha đất do sạt lở

Việt Nam là 1 trong 5 nước đạt ngưỡng giảm phát thải carbon

Việt Nam là 1 trong 5 nước đạt được ngưỡng giảm phát thải cacbon đề ra trong mục tiêu Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC).

Việt Nam là 1 trong 5 nước đạt ngưỡng giảm phát thải carbon

Phát động cuộc thi tìm giải pháp chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Giải pháp tham gia có cơ hội nhận được tổng giải thưởng 15 tỉ đồng để thí điểm chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam, đồng thời được tiếp cận các quỹ đầu tư, đối tác doanh nghiệp, người làm chính sách…

Phát động cuộc thi tìm giải pháp chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar