22/01/2020 16:28 GMT+7

Trồng địa lan rừng bán tết, bản Mông thu về tiền tỉ

HÀ THANH - CHÍ TUỆ
HÀ THANH - CHÍ TUỆ

TTO - Dẫn du khách vào thăm bản Sin Suối Hồ, trưởng bản Vàng A Chỉnh khoe bán một chậu địa lan cũng 4 - 5 triệu đồng, tính ra bằng nửa tấn thóc. Riêng năm 2019, cả bản thu được trên 2 tỉ đồng nhờ bán địa lan rừng.

Trồng địa lan rừng bán tết, bản Mông thu về tiền tỉ - Ảnh 1.

Địa lan càng nhiều nhánh, càng có giá cao - Ảnh: CHÍ TUỆ

Gần chục năm trước, trưởng bản Vàng A Chỉnh cùng anh em trong bản Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, Lai Châu lên rừng, tình cờ thấy địa lan rừng nên tách thành nhánh, mang về chăm sóc.

Hai năm sau đó, du khách đến chơi thấy hoa đẹp quá nên hỏi mua. Ban đầu chỉ bán vài chục ngàn đồng/nhánh, về sau bán vài trăm ngàn rồi lên đến tiền triệu một chậu.

"Khách lên hỏi mua, thấy có hiệu quả nên mình triển khai cho bà con trồng. Mình nghĩ cả năm làm được tấn thóc rất vất vả cho bà con, trong khi một chậu lan bán 4 - 5 triệu đồng cũng đủ ăn đủ mặc, gần bằng một nửa tấn thóc", A Chỉnh khoe.

Là người cùng trưởng bản Chỉnh tiên phong đưa địa lan rừng về trồng tại bản, ông Vàng A Trứ (48 tuổi) kể trước đây hộ dân trong bản Sin Suối Hồ trồng thảo quả, chăn nuôi nhưng chẳng đủ ăn đủ mặc.

Từ ngày chuyển đổi sang trồng địa lan, trồng đào tết, ai cũng phấn khởi nhân rộng các giống cây này tại nhà. Ông nhẩm tính, riêng tại gia đình đến nay trồng khoảng 600 giò địa lan.

"Bán chậu đầu tiên được 6 triệu đồng, anh em bảo cái này hơn được cái khác đấy, hơn cả con trâu bé đấy. Nay mỗi năm thu về hơn 100 triệu đồng/năm", A Trứ chia sẻ.

Trồng địa lan rừng bán tết, bản Mông thu về tiền tỉ - Ảnh 2.

Đây là năm đầu tiên anh Vàng A Thếnh, 23 tuổi, con trai lớn của ông Trứ thu tiền từ địa lan. Anh cho biết bán được chục chậu lan được hơn 40 triệu đồng - Ảnh: CHÍ TUỆ

Trồng địa lan rừng bán tết, bản Mông thu về tiền tỉ - Ảnh 3.

Chậu địa lan rừng có giá dao động từ 2 triệu đồng đến cả chục triệu - Ảnh: CHÍ TUỆ

Ngày trước cùng bố trồng địa lan thu nhập cao, nay anh Vàng A Thếnh (23 tuổi, con trai lớn của ông Trứ) xin bố tách riêng trồng trên trăm chậu lan.

"Trước mình trồng thảo quả nhưng không bằng trồng lan. Mình mới trồng riêng được hơn 2 năm, đây là tết đầu tiên mình thu được tiền. Vất vả đấy, phải bón phân, tưới nước, phải yêu nghề mới thu được nhiều hoa", A Thếnh chia sẻ.

Tết này vừa bán được chục chậu lan, thu về gần 40 triệu đồng, A Thếnh khoe "vui lắm, phấn khởi lắm, có tiền mua quần áo mới cho con, mua thịt lợn đón tết, tiền còn lại sẽ xây nhà vệ sinh".

Năm 2011, những nhánh địa lan đầu tiên được mang về Sin Suối Hồ, trưởng bản Vàng A Chỉnh cho biết tính đến nay có hơn 130 hộ dân trong bản trồng địa lan. Nhà nhiều nhất trồng 700 - 900 chậu, nhà ít nhất cũng 30 - 40 chậu.

"Năm ngoái, chừng tết bán được hơn 2 tỉ. Năm nay, thời tiết thay đổi nên địa lan nở muộn, hiện đã bán được 600 - 700 triệu, nhà nhiều nhất thu về trăm triệu đồng trong dịp tết, nhà ít cũng được 20 - 30 triệu đồng", trưởng bản cho hay.

Anh cho biết hiện tại đã lên kế hoạch qua tết này triển khai cho bà con tái trồng địa lan và tìm đầu ra từ Sa Pa (Lào Cai) và Mộc Châu (Sơn La).

Trồng địa lan rừng bán tết, bản Mông thu về tiền tỉ - Ảnh 4.

Những nhánh lan rừng vươn lên mạnh mẽ - Ảnh: CHÍ TUỆ

Trồng địa lan rừng bán tết, bản Mông thu về tiền tỉ - Ảnh 5.

Vàng A Chỉnh là người tiên phong mang địa lan về cho bà con trồng. A Chỉnh nói mới đầu phải vận động bà con bỏ rượu bỏ thuốc để chăm chỉ làm lụng. Sau 9 năm, cả bản phất lên nhờ nhân giống địa lan - Ảnh: CHÍ TUỆ


Trồng địa lan rừng bán tết, bản Mông thu về tiền tỉ - Ảnh 6.

Giờ đây mỗi nếp nhà ở bản Sin Suối Hồ đều trồng rất nhiều địa lan, tạo cảnh quan đẹp từ nhà ra ngõ - Ảnh: CHÍ TUỆ

Trồng địa lan rừng bán tết, bản Mông thu về tiền tỉ - Ảnh 7.

Nhờ nhân giống địa lan, trong năm 2019 cả bản Sin Suối Hồ thu về hơn 2 tỉ đồng. Tết năm nay thu về 600 - 700 triệu đồng - Ảnh: CHÍ TUỆ

Trồng địa lan rừng bán tết, bản Mông thu về tiền tỉ - Ảnh 8.

Dịp tết, bà con Sin Suối Hồ bày bán địa lan ngay tại địa phương, du khách quen "mối ruột" đánh xe lên hỏi mua - Ảnh: CHÍ TUỆ

Trồng địa lan rừng bán tết, bản Mông thu về tiền tỉ - Ảnh 9.

Chậu địa lan này được rao bán với giá 6 triệu đồng - Ảnh: CHÍ TUỆ

Trồng địa lan rừng bán tết, bản Mông thu về tiền tỉ - Ảnh 10.

Một nhánh địa lan nở bung đúng tết - Ảnh: CHÍ TUỆ

Người đưa hoa lan từ 'thượng lưu' ra đại chúng lên trang chủ Google

TTO - Ngày 4-12, Google thay đổi giao diện tìm kiếm quen thuộc bằng hình ảnh một ‘bộ sưu tập’ hoa lan đẹp mắt, qua đó vinh danh một giáo sư người Thái đã dành cả đời nghiên cứu và phổ biến loài hoa này nhân sinh nhật lần thứ 97 của ông.

HÀ THANH - CHÍ TUỆ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Với chủ trương "phải có không gian lớn để phát triển", tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar