03/04/2023 09:09 GMT+7

Trời nắng nóng, nên uống nước mỗi ngày bao nhiêu?

Trong thời tiết nóng, trẻ em dễ bị mất nước hơn người lớn, vì vậy điều quan trọng là đảm bảo trẻ uống đủ nước để không bị mất nước.

Trẻ em uống nước - Ảnh: TỰ TRUNG

Trẻ em uống nước - Ảnh: TỰ TRUNG

Lượng nước trẻ em cần uống trong thời tiết nóng thay đổi tùy theo độ tuổi, cân nặng, mức độ hoạt động và nhiệt độ môi trường.

Theo hướng dẫn chung, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ em nên uống một lượng đủ chất lỏng như sau:

1. Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi: trẻ không nên uống thêm nước. Lượng nước cần thiết cho trẻ đến từ nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức.

2. Ở trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi, lượng nước cần bổ sung cho trẻ có liên quan tới lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức mà trẻ đã được cung cấp. Ngoài ra, trình trạng dinh dưỡng tổng quát, yếu tố sức khỏe và tăng trưởng của trẻ cũng góp phần ảnh hưởng đến nhu cầu nước của bé.

Nguyên tắc chung của lượng nước uống trong độ tuổi này là từ nửa (1/2) ly đến một ly nước trong ngày (125ml đến 250ml). Một ly tương đương một xị, tức 250ml.

3. Ở trẻ từ 1 tuổi đến 8 tuổi, lượng nước uống trong ngày được tính theo độ tuổi. Theo nguyên tắc "một tuổi một ly". Thí dụ: một tuổi uống một ly nước trong suốt ngày, trẻ hai tuổi nên uống hai ly, và tiếp tục 8 tuổi uống 8 ly. Lượng nước này tính luôn thức ăn có nước như canh, xúp.

4. Trẻ em 9 - 13 tuổi: không tính theo "một tuổi một ly" nữa, mà uống theo nhu cầu của bé, khoảng 7-8 ly nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn nếu bé hoạt động thể chất.

5. Thanh thiếu niên 14 - 18 tuổi: 8 - 11 ly nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn nếu có hoạt động thể chất.

Điều quan trọng cần lưu ý rằng đây chỉ là những hướng dẫn chung và lượng nước thực tế mà trẻ cần có thể thay đổi tùy theo nhu cầu cá nhân của bé.

Trẻ em hoạt động thể chất hoặc dành thời gian trong thời tiết nóng có thể cần uống nhiều nước hơn để chống mất nước.

Tốt nhất là khuyến khích trẻ uống nước suốt cả ngày, thay vì đợi cho đến khi bé cảm thấy khát.

Khuyến khích bé uống nước trong các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ là một cách tốt nhất để giúp bé đủ nước.

Ngoài ra, điều quan trọng là đảm bảo bé uống nước trước, trong và sau khi hoạt động thể chất, vì đổ mồ hôi có thể khiến bé mất nước nhiều hơn.

Tuy nhiên, bà con phải thận trọng vì nếu cho bé uống quá nhiều nước cũng không tốt.

Các dấu hiệu của việc uống quá nhiều nước có thể bao gồm đi tiểu thường xuyên, nước tiểu nhạt màu hoặc trong, bụng đầy hơi, buồn nôn và đau đầu. 

Khuyến khích trẻ uống đủ nước để giúp bé không bị mất nước, nhưng không lạm dụng uống quá nhiều.

Nắng nóng uống nước cũng cần đúng cách

Vào mùa nắng, nhiều người thích uống nước đá, để giảm cơn khát và cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên, đó là một thói quen không lành mạnh có thể gây ra thiệt hại nhất định đến sức khỏe của của con người.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Tối 9-7, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thông tin về tình hình sức khỏe của 3 bệnh nhân được chuyển đến TP.HCM.

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

Sở Y tế TP.HCM vừa công bố bảng xếp hạng 10 bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất và thấp nhất, sau khi kiểm tra chất lượng các bệnh viện trên địa bàn.

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Sau sáp nhập, TP.HCM tập trung nâng cao năng lực 168 trạm y tế trên địa bàn thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe người dân.

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các trường hợp chính sách.

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng

Gần đây trên mạng xã hội nhiều TikToker sống ở vùng cao đã khai thác và bán cây kê huyết đằng, có người gọi là cỏ máu. Đây là vị thuốc có khả năng chữa bệnh, nhưng cần kết hợp đúng cách với các dược liệu khác mới mang lại hiệu quả cao.

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar