26/06/2016 08:12 GMT+7

Trớ trêu chuyện người Anh hỏi “EU là gì” sau khi quyết rời EU

NHẬT HUY
NHẬT HUY

TTO - Câu hỏi “EU là gì?” có phần ngô nghê, trớ trêu thay, lại là lệnh tìm kiếm nhiều thứ hai liên quan tới EU mà chính người Anh đặt ra cho Google, sau khi họ hoàn tất việc bỏ phiếu định rời EU.

Lệnh tìm kiếm nhiều nhất xuất phát từ người Anh trong hai ngày qua là “Đi khỏi EU thì sao?”, các lệnh khác là “EU gồm những nước nào?”, “EU gồm bao nhiêu nước?”...

Từ tháng 2-2016, chính quyền của Thủ tướng David Cameron công bố sẽ tiến hành trưng cầu ý dân vào ngày 23-6. Nghĩa là dân Anh có tới hơn 4 tháng để suy tính, cân nhắc. Vậy mà chỉ tới khi bỏ xong lá phiếu, họ mới “cái gì không biết thì tra Google”!

Tưởng rằng người Anh sẽ hân hoan trong men say chiến thắng, nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang.

Những tin tức không vui về hệ lụy của cơn địa chấn mang tên Brexit nhanh chóng tràn ngập trên truyền thông khiến người Anh bừng tỉnh.

Chứng khoán tụt dốc không phanh, hàng chục nghìn công ăn việc làm chuẩn bị “đội nón ra đi”, những dự cảm không hay về thâm hụt mậu dịch, những rục rịch “ly khai” của các thành viên trong Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland... tất cả đã và đang khiến người Anh không thể phớt Ăng-lê được nữa.

Ân hận vì đã “bồng bột” lựa chọn ra đi khỏi EU dẫn đến những hỗn loạn trong hiện tại và tương lai, nhiều người dân Anh đã đề nghị Hạ viện tổ chức thêm một cuộc trưng cầu ý dân.

Báo chí Anh đưa tin có tới hơn triệu người đã ký tên vào trang web của Hạ viện đòi tổ chức cuộc trưng cầu ý dân thứ hai về việc Anh ở lại hay rút khỏi EU.

Theo đó, chỉ một ngày sau khi kết quả trưng cầu ý dân được công bố, đã có hơn 1 triệu người ký tên đòi một cuộc trưng cầu tiếp theo về việc Anh ra đi hay ở lại, gấp mười lần con số cần thiết để một vấn đề được trình ra Quốc hội.

Trước những chuyện thiết yếu liên quan tới sự sống còn của chính mình như việc làm, thu nhập, an ninh, an toàn, người Anh đã không thể điềm đạm, bình thản - những đặc tính nổi trội làm nên chất phớt Ăng-lê của người Anh bao đời nay.

Họ đã bừng tỉnh để tự mình định đoạt tương lai của chính mình. Rồi cũng chính họ, âu lo trước viễn cảnh đen tối, một lần nữa đòi bỏ phiếu lại chỉ sau chưa đầy 24 giờ đồng hồ.

Suy cho cùng, những động thái dồn dập này cũng không quá ngạc nhiên và bất ngờ ở một quốc gia tiên phong trong cách mạng công nghiệp, mở đường cho chủ nghĩa tư bản, một quốc gia của những phát minh, phát kiến và lập thuyết, một quốc gia mà người dân được nuôi dạy từ nhỏ tinh thần Robinson: tự lập, độc lập, một mình trên đảo hoang mấy chục năm vẫn sinh tồn và phát triển...

Lựa chọn rời EU của người Anh cũng không quá ngạc nhiên khi biết rằng 43 năm chung sống dưới mái nhà EU trong một “cuộc tình” nhiều sóng gió, Anh vẫn một mình một chợ khi không chấp nhận visa Schengen (cho phép người nước ngoài đi lại tự do trong 22 nước EU và 4 nước châu Âu khác), không “chơi” đồng tiền chung châu Âu (euro).

Càng không quá ngạc nhiên khi 20 năm trước “đám cưới” với EU, năm 1953 Thủ tướng Anh Winston Churchill đã có một tuyên bố và tiên đoán kinh điển: “Chúng tôi đồng hành với châu Âu, nhưng không phải là một phần của nó. Chúng tôi có mối liên hệ với châu Âu, nhưng không phải bị hòa vào nó”.

Đến lượt nó, việc đòi trưng cầu ý dân lần hai cũng không có gì quá ngạc nhiên khi người Anh đã quá nổi tiếng là thực dụng, thực tế.

NHẬT HUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Tờ Washington Post gọi những diễn biến ngoại giao ngay trước hòa đàm Nga - Ukraine tại Istanbul là 'cơn náo động ngoại giao'.

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Gói tín dụng 9,18 tỉ USD giải ngân bằng đồng nhân dân tệ cung cấp cho các quốc gia CELAC đang thể hiện nỗ lực vẽ lại bản đồ quyền lực của Bắc Kinh tại ‘sân sau’ của Mỹ.

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

Trong chuyến công du đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên lợi ích kinh tế tại các quốc gia vùng Vịnh, bỏ qua các đồng minh truyền thống và gây lo ngại về xung đột lợi ích.

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung

Thỏa thuận tạm dừng thuế quan Mỹ - Trung mở ra cơ hội đàm phán song phương cho các quốc gia nhưng chưa đủ thời gian để giải quyết toàn diện các xung đột thương mại đang tồn tại.

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung

Cơ hội nào cho đàm phán Istanbul 2.0?

Nga và Ukraine đang tiến gần hơn đến bàn đàm phán sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất nối lại cuộc đối thoại tại Istanbul.

Cơ hội nào cho đàm phán Istanbul 2.0?

Ông Trump trở lại Trung Đông: Những toan tính phía sau bàn đàm phán

Chuyến công du Trung Đông tới đây của ông Trump không chỉ nhằm khẳng định vai trò trung tâm ảnh hưởng địa chính trị của Mỹ, mà còn trở thành 'đòn bẩy' để Saudi Arabia, UAE và Qatar đạt được những thỏa thuận đắt giá với Washington.

Ông Trump trở lại Trung Đông: Những toan tính phía sau bàn đàm phán
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar