11/04/2020 16:30 GMT+7

Trò nghỉ học, hằng ngày thầy vẫn đến làm đẹp trường chờ đón học sinh

ĐOÀN CƯỜNG
ĐOÀN CƯỜNG

TTO - Trường tiểu học Núi Thành ở Đà Nẵng có những góc nhỏ như ngôi vườn cổ tích từ bàn tay tài hoa của thầy giáo mỹ thuật. Từ ngày học sinh nghỉ để phòng chống COVID-19, thầy vẫn cần mẫn với cây cọ trên tay để làm đẹp từng bức tường.

Trò nghỉ học, hằng ngày thầy vẫn đến làm đẹp trường chờ đón học sinh - Ảnh 1.

Thầy Thanh đã biến bức tường bong tróc trở nên đầy màu sắc, sống động - Ảnh: Đ.C.

Trong cốp xe máy của thầy giáo mỹ thuật Trương Hoàng Thanh - Trường tiểu học Núi Thành (quận Hải Châu, Đà Nẵng) - luôn có bộ đồ vẽ. "Công trình" sáng tạo hình vẽ với lốp xe ôtô được thầy hoàn thành cách đây ít ngày. 

"Mình luôn mang theo màu để lỡ có bức tranh nào bị mưa thấm, trầy xước thì sửa lại liền" - thầy nói.

Trò nghỉ học, hằng ngày thầy vẫn đến làm đẹp trường chờ đón học sinh - Ảnh 2.

Thầy Thanh thầm lặng làm đẹp cho trường để chờ đón học sinh đi học lại - Ảnh: Đ.C

Chỉ tay về phía Vườn tuổi thơ, thầy Thanh chia sẻ đã dành suốt một tháng rưỡi hè để hoàn thành các bức tranh với 12 trò chơi dân gian để các em ở phố biết, để không quên những trò chơi này.

Trò nghỉ học, hằng ngày thầy vẫn đến làm đẹp trường chờ đón học sinh - Ảnh 3.

Vườn tuổi thơ của học sinh Trường tiểu học Núi Thành - Ảnh: Đ.C.

Sau khu vườn tuổi thơ, cô hiệu trưởng "đặt hàng" thầy Thanh tiếp tục vẽ thêm những bức tranh để hợp với màu xanh của trường. Những bức tranh sống động lần lượt ra đời.

Trò nghỉ học, hằng ngày thầy vẫn đến làm đẹp trường chờ đón học sinh - Ảnh 4.

Những ngày học sinh đi học, thầy Thanh tranh thủ thứ bảy, chủ nhật để vẽ - Ảnh: Đ.C.

Cổng trường là bức tranh các học sinh đang lao động. Vào hiên, những cây trụ tròn thô cứng được bàn tay tài hoa của thầy khoác lên nào những cây, hoa xanh ngát. Ở các cầu thang là những chú voọc chà vá chân nâu xinh xắn chỉ có ở Đà Nẵng…

Đó là những tác phẩm mà thầy Thanh đã dành trọn những ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật để cầm cọ.

Trò nghỉ học, hằng ngày thầy vẫn đến làm đẹp trường chờ đón học sinh - Ảnh 5.

Thầy Thanh tự quét vôi, tự mua màu về để vẽ nên những hình ảnh đẹp mắt - Ảnh: Đ.C.

Những ngày khi học trò nghỉ để tránh dịch COVID-19, thầy dành cả tuần đến trường để cầm cọ. Mới hôm nào khi phụ huynh ngồi dưới hàng ghế chờ con thấy bức tường căngtin cũ bong tróc, lốp xe treo cũ xì …Thầy Thanh đã biến bức tường cũ đó thành một điểm nhấn bằng vẽ cách điệu thành những con vật ngộ nghĩnh.

Để có bức tường tươi đẹp ấy, thầy đã dành hơn 2 tuần, nào là đi mua vôi, mua màu, mỗi ngày thầy vẽ được 2 lốp, vừa vẽ vừa nghĩ.

"Giáo viên mà, học trò nghỉ ai cũng trống vắng. Mình đến làm đẹp cho trường để khi tụi nhỏ trở lại lớp sẽ có "món quà" bất ngờ, các em sẽ trầm trồ hứng thú" - thầy Thanh chia sẻ.

Trò nghỉ học, hằng ngày thầy vẫn đến làm đẹp trường chờ đón học sinh - Ảnh 6.

Tranh thầy vẽ ở những cầu thang của trường - Ảnh: Đ.C

Cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt - hiệu trưởng Trường tiểu học Núi Thành - cho biết những ngày qua, thầy Thanh vẫn lặng lẽ đến trường, lên thư viện để vẽ những câu chuyện cổ tích lên các cột. 

"Thấy bờ tường căngtin cũ, thầy tự nguyện đi mua vôi về quét, mua màu để vẽ tranh sáng tạo" - cô Nguyệt cho biết.

Trò nghỉ học, hằng ngày thầy vẫn đến làm đẹp trường chờ đón học sinh - Ảnh 7.

Thầy lặng lẽ với việc làm đẹp cho trường - Ảnh: Đ.C

Theo cô Nguyệt, trường đang triển khai thực hiện mô hình trường học hạnh phúc, trong đó trường phải thật sự đẹp, từ đó ý tưởng biến những mảng tường đơn điệu trở nên sống động bằng tranh vẽ ra đời.

Trò nghỉ học, hằng ngày thầy vẫn đến làm đẹp trường chờ đón học sinh - Ảnh 8.

Tác phẩm mà thầy Thanh vẽ ở trường dành tặng học trò - Ảnh: Đ.C.

Khi đăng những hình ảnh sáng tạo vẽ với lốp xe trên Facebook đã có rất nhiều người chia sẻ. Và nhiều trường đã liên hệ để nhờ tư vấn, hỗ trợ.

Trò nghỉ học, hằng ngày thầy vẫn đến làm đẹp trường chờ đón học sinh - Ảnh 9.

Những nhân vật trong truyện cổ tích được thầy vẽ ở thư viện - Ảnh: Đ.C.

Trò nghỉ học, hằng ngày thầy vẫn đến làm đẹp trường chờ đón học sinh - Ảnh 10.

Một góc Vườn tuổi thơ - Ảnh: Đ.C.


Trò nghỉ học, hằng ngày thầy vẫn đến làm đẹp trường chờ đón học sinh - Ảnh 11.

Những cây cột thô cứng được khoác tấm áo mới - Ảnh: Đ.C.

Trò nghỉ học, hằng ngày thầy vẫn đến làm đẹp trường chờ đón học sinh - Ảnh 12.

Khuôn viên trường xanh mát - Ảnh: Đ.C.

ĐOÀN CƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây tiền tỉ, dùng vài năm rồi bỏ hoang

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây dựng với mục tiêu đào tạo nghề, giúp học viên có nơi thực hành trồng trọt, chăn nuôi, nâng cao tay nghề để tạo ra thu nhập. Thế nhưng trung tâm hoàn thành đi vào sử dụng được 2 năm đã tạm dừng hoạt động.

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây tiền tỉ, dùng vài năm rồi bỏ hoang

Vụ một huyện ở Đồng Nai ra Hà Giang học tập kinh nghiệm: Yêu cầu dừng đi để lo sắp xếp bộ máy

Liên quan đến vụ một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang "học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục", trưa 20-5, huyện Vĩnh Cửu đã chỉ đạo tạm dừng đi.

Vụ một huyện ở Đồng Nai ra Hà Giang học tập kinh nghiệm: Yêu cầu dừng đi để lo sắp xếp bộ máy

Gia Lai chỉ đạo nóng vụ thầy giáo dâm ô nhiều nữ sinh, hiệu trưởng 'gởi nhầm' ảnh phụ nữ nhạy cảm

UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu chấn chỉnh đạo đức nhà giáo và tăng cường phòng chống xâm hại học đường, bảo vệ trẻ em sau một số vụ việc nổi cộm trong ngành giáo dục trên địa bàn.

Gia Lai chỉ đạo nóng vụ thầy giáo dâm ô nhiều nữ sinh, hiệu trưởng 'gởi nhầm' ảnh phụ nữ nhạy cảm

Một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang 'học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục'?

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai lên kế hoạch 5 ngày để lãnh đạo, chuyên viên, giáo viên bay ra tỉnh Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số.

Một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang 'học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục'?

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'

Một dự án thay đổi phương pháp dạy giáo dục thể chất được Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho biết đã tác động đến hơn 21.000 học sinh.

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar