08/02/2017 10:47 GMT+7

Trị bệnh xả rác: Giám sát của cộng đồng là cần thiết

NGUYỄN TRIỀU
NGUYỄN TRIỀU

TTO - Ông Đặng Văn Khoa, chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường TP.HCM, nhận định như vậy xung quanh đề xuất sử dụng điện thoại thông minh làm công cụ giám sát, xử lý vi phạm về môi trường, giao thông.

Rác tại khu vực trước chợ Bà Chiểu, Q.Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa

Theo ông Khoa, đây là một ý tưởng rất hay, không chỉ về vấn đề giải pháp kỹ thuật mà còn ở góc độ ý thức trách nhiệm của người dân đối với các vấn đề văn minh đô thị.

Huy động “trăm tai nghìn mắt” của dân

“Tôi ủng hộ đề xuất của tác giả ý tưởng. Trước hết, với giải pháp này chúng ta có thể khuyến khích và tăng cường sự tham gia của mỗi người dân để đấu tranh với những thói quen xấu mà chúng ta có thể bắt gặp hằng ngày ở các đô thị.

Nếu ý tưởng đó được triển khai, “trăm tai nghìn mắt” của người dân sẽ được huy động và hình thành một mạng lưới giám sát cộng đồng, giúp sức cho các lực lượng chức năng mà lâu nay chúng ta luôn tự nhận là rất mỏng” - ông Khoa nói.

Tuy nhiên, ông Khoa cho rằng việc sử dụng app trên điện thoại thông minh là cần thiết nhưng không thể thay thế hệ thống camera giám sát do Nhà nước đầu tư, như kỳ vọng của tác giả ý tưởng.

Ông Khoa giải thích: “Người dân có thể phát hiện, chụp ảnh các hành vi vi phạm để cung cấp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền xử phạt.

Nhưng hình ảnh đó có đủ căn cứ để xử phạt hay không còn là vấn đề pháp lý, vì cho đến nay chỉ có hình ảnh thu thập bằng các phương tiện nghiệp vụ của cơ quan có thẩm quyền mới có giá trị pháp lý làm căn cứ xử phạt.

Cơ quan chức năng muốn ra quyết định xử phạt dựa trên hình ảnh do người dân tự chụp và cung cấp thì cần phải có một hành lang pháp lý rõ ràng, kể cả việc phải sửa luật”.

Mặc dù vậy, theo ông Khoa, chỉ riêng việc tạo ra một công cụ để người dân tham gia giám sát các hành vi sai trái đã là rất tốt, vì tâm lý của người dân rất sợ hình ảnh xấu của mình bị cộng đồng phán xét.

Riêng về đề nghị thưởng tiền cho người dân có công phát hiện, chụp ảnh các trường hợp vi phạm, theo ông Khoa là chưa cần thiết bàn lúc này vì ông tin rằng người dân có ý thức đấu tranh với các hành vi xấu thì họ không nhằm mục đích kiếm tiền.

“Chưa kể, nếu đặt nặng vấn đề tiền thưởng sẽ vô tình khuyến khích người dân đi quá giới hạn và có thể xâm phạm đến quyền riêng tư của người khác” - ông Khoa lưu ý.

Có thể tích hợp video làm bằng chứng

Ngày 7-2, từ địa chỉ email gửi ý kiến hiến kế với UBND TP.HCM, phóng viên Tuổi Trẻ đã liên lạc và được biết tác giả ý tưởng trên là anh Nguyễn Tiến Ước, sinh năm 1983 (ngụ Hà Nội).

Anh Ước cho biết mình từng gửi góp ý nhiều lần về các vấn đề dân sinh với các cơ quan chức năng nhưng thường không nhận được phản hồi.

“Lần gửi góp ý bằng email đến UBND TP.HCM tôi cũng không nghĩ là sẽ được phản hồi nên ghi đại một cái tên là Nguyễn Đức Nam. Tôi gửi góp ý từ tháng 9-2016 và không biết rằng UBND TP.HCM đã giao các cơ quan liên quan xem xét một cách nghiêm túc như vậy, cứ ngỡ là đã bị lãng quên rồi” - anh Ước chia sẻ.

Theo Nguyễn Tiến Ước, anh có hiểu biết nhất định về lập trình nên tin là ý tưởng của mình có thể thực hiện bằng các giải pháp kỹ thuật, thậm chí có thể được thực hiện dễ dàng vì TP.HCM có đội ngũ công nghệ thông tin rất mạnh.

“Vấn đề tôi muốn các cơ quan chức năng nghiên cứu sâu trước khi thực hiện là hành lang pháp lý trong việc xử phạt. Tôi biết ảnh chụp của người dân cung cấp không có giá trị làm căn cứ xử phạt.

Vì vậy, nếu có thể thì thiết kế app làm sao để có thể tải luôn các đoạn clip có cả âm thanh, hình ảnh. Với những clip như thế thì khi bị xử phạt người trong cuộc sẽ phải tâm phục khẩu phục” - anh Ước nói.

Cũng theo anh Ước, ý tưởng mà anh đang nung nấu là app tích hợp trên điện thoại không chỉ dùng cho mục đích phát hiện, xử phạt vi phạm mà còn dùng hỗ trợ người dân trong việc tìm kiếm các địa chỉ cần thiết như trụ sở cơ quan công quyền, khu vui chơi, nhà hàng, khách sạn…

Quyết tâm xử lý nạn xả rác bừa bãi

Đó là khẳng định của ông Lê Văn Khoa, phó chủ tịch UBND TP.HCM, tại buổi làm việc duyệt kế hoạch công tác năm 2017 của Sở Tài nguyên - môi trường TP chiều 7-2.

Ông Khoa giao Sở Tài nguyên - môi trường TP ngay trong tuần sau phải chủ trì cùng các quận huyện bàn giải pháp triển khai thực hiện nghiêm nghị định 155 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, không được đổ lỗi do thiếu lực lượng mà không xử phạt.

Trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường TP, nhìn nhận việc xử phạt các hành vi vi phạm về môi trường như xả rác, đổ nước thải ra đường... đã được quy định từ rất lâu nhưng trên thực tế rất hiếm trường hợp bị xử lý.

Theo bà Mỹ, lần này triển khai nghị định 155 sở sẽ cùng các quận huyện bàn đến nơi đến chốn về giải pháp tuyên truyền, phát hiện và xử lý vi phạm theo thẩm quyền của từng cấp để hạn chế thấp nhất tình trạng người dân xả rác, nước thải... ra đường, khu vực công cộng.

NGUYỄN TRIỀU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất thu phí 13 đoạn tuyến đường cao tốc Bắc - Nam từ năm 2026

Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất Bộ Xây dựng phê duyệt đề án để triển khai thu phí 13 đoạn tuyến thuộc đường cao tốc Bắc - Nam từ năm 2026.

Đề xuất thu phí 13 đoạn tuyến đường cao tốc Bắc - Nam từ năm 2026

Rác nổi trắng sông Tô Lịch sau trận mưa lớn, trôi từ thượng nguồn về phía hạ nguồn

Rác gồm thùng xốp, chai nhựa, rác thải, túi ni lông... nổi lềnh bềnh, ken kín mặt nước sông Tô Lịch sau trận mưa lớn, trôi ùn ùn từ thượng nguồn về phía hạ nguồn của con sông trên.

Rác nổi trắng sông Tô Lịch sau trận mưa lớn, trôi từ thượng nguồn về phía hạ nguồn

Địa chỉ, trụ sở làm việc 75 xã, phường mới ở Sơn La

Sơn La nằm trong số 11 địa phương không thực hiện sáp nhập tỉnh, thành. Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Sơn La có 75 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 8 phường, 67 xã.

Địa chỉ, trụ sở làm việc 75 xã, phường mới ở Sơn La

Địa chỉ trụ sở UBND, trung tâm hành chính công 38 xã, phường ở Lai Châu

Sau khi sắp xếp, tỉnh Lai Châu có 38 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 36 xã và 2 phường. Trong đó có 2 xã không thực hiện sắp xếp là xã Mù Cả, xã Tà Tổng.

Địa chỉ trụ sở UBND, trung tâm hành chính công 38 xã, phường ở Lai Châu

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn bộ máy, người dân vui mừng, sao cán bộ lại tâm tư?

Chiều 2-7, tại trụ sở phường Đống Đa (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì hội nghị tiếp xúc cử tri thuộc đơn vị bầu cử số 1 sau kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn bộ máy, người dân vui mừng, sao cán bộ lại tâm tư?

Hải Phòng bổ nhiệm loạt cán bộ chủ chốt thành phố

Chiều 2-7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng tổ chức hội nghị công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ khối Đảng, các cơ quan chuyên môn thuộc HĐND và UBND thành phố.

Hải Phòng bổ nhiệm loạt cán bộ chủ chốt thành phố
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar