26/03/2015 12:14 GMT+7

​Trên từng bước chân nhỏ

NGUYỄN NGỌC THUẦN
NGUYỄN NGỌC THUẦN

TT - Là một họa sĩ với vài cuộc triển lãm cá nhân, là biên tập viên với mảng văn học của NXB Trẻ, thế rồi vào một ngày nọ, Trần Ngọc Sinh thức dậy ở... Campuchia.

Sách do NXB Trẻ ấn hành - Ảnh: N.N.Thuần

Điều gì khiến một con người trầm lặng và có phần e dè như anh quyết định sống ở đây trong vài năm liền, đi và về liên tục giữa hai đất nước?

Phnom Penh - tác phẩm đầu tay của anh hé mở cho chúng ta cái nhìn đó. Có thể gọi đây là một cuốn du ký cũng không sai, nhưng du ký của Sinh không phải dưới dạng đi đến đâu, thấy điều gì lạ lùng thì ghi lại. Thậm chí anh nói rất ít về Phnom Penh.

Xuyên suốt cuốn sách là quá trình xê dịch bên trong của tác giả, những cảm nhận tưởng chừng đơn giản nhưng sâu lắng, chắt lọc, những câu chuyện quá khứ ở Việt Nam, ở đâu đó bên trong lẫn bên ngoài tâm tưởng. Nói đúng hơn, Phnom Penh chỉ là cái cớ để tác giả đối chiếu và nhớ lại.

Khi chúng ta đi, chúng ta sẽ thấy quá khứ của mình rõ hơn. Điều đó xem ra đúng với trường hợp của Sinh.

Khi ở Phnom Penh, anh viết về người cha đang ở Việt Nam của mình - người đàn ông bị Alzheimer và cuộc tranh đấu chống lại sự mờ nhạt ký ức; ký ức mất, ngôn ngữ mất dần, cha của anh phải làm gì để chống lại điều đó. Đó là lúc ông vẽ lại thế giới của mình. Đó là lúc những hình ảnh bị kéo dãn, mất sự kết nối và trở nên vô nghĩa.

Khi ở Phnom Penh, Sinh viết về những tấm ảnh âm bản của chính mình như một chiều khác đi của hiện tại.

Hoặc đó là một buổi sáng khi đi dạo đâu đó ở Phnom Penh, anh đến ghi danh tại một lớp học ngôn ngữ dành cho trẻ con. Là những cố gắng kết nối thân thiện với những đứa trẻ qua hình vẽ, học những câu chuyện của chúng, chứng kiến sự xuất hiện và mất dần của những đứa trẻ ở những lớp học ngoại ngữ phụ đạo, những cuộc gặp gỡ nho nhỏ và chẳng biết bao giờ có thể lặp lại.

Phnom Penh mơ hồ qua khối từ vựng ít ỏi mà anh học được để hằng đêm cố cắt nghĩa lời than vãn của một ông già say rượu, hoặc trở nên cụ thể hơn qua những cuộc biểu tình mà anh vô tình đi qua.

Sự thật thì chúng ta không có nhiều lý giải khi ở một nơi không thuộc về ngôn ngữ của mình. Khi đến với một vùng ngôn ngữ khác, hiện thực bao giờ cũng như lùi xa ta một chút, trở nên kém hiện thực đi, mơ hồ hơn và chúng ta trở nên nhìn rõ con người của chúng ta hơn.

Càng về cuối cuốn sách, Phnom Penh càng cho chúng ta thấy một sự di chuyển nhẹ giữa hiện thực và hư cấu, những câu chuyện có vẻ không còn rõ ràng nữa.

Một buổi tối, những người đàn ông đến một khu giải trí chơi trò “game người” và bóc dần những lớp hóa chất trên thân thể một cô gái ngủ say. Hoặc một buổi sáng, người ta hoan hỉ nhận được món quà của Thượng đế là một đứa trẻ bị bỏ rơi đặt trước cửa nhà.

Với Phnom Penh, một người vốn trầm lặng như Sinh, có vẻ như đã tìm thấy những điểm tựa giữa vô vàn mông lung trên bước đường anh đã chọn. Một tác phẩm trong trẻo, đáng đọc, đáng để hiểu thêm một tâm hồn khép kín và càng lúc, nhờ những vùng đất xa lạ, nhờ những chuyến đi mà trở nên rộng mở hơn.

Đọc Phnom Penh là đọc một tâm hồn vừa mới khai sinh trên từng bước chân nhỏ.

NGUYỄN NGỌC THUẦN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam thông báo việc Chính phủ Ấn Độ ‘có một bước đi ngoại lệ’ là kéo dài thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam theo đề nghị của phía Việt Nam.

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc trả lại trục Hoàng Đạo hàng ngàn năm và dựng lại điện Kính Thiên là việc hệ trọng của đất nước Việt Nam, đề nghị UNESCO tiếp tục ủng hộ và tư vấn.

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Kịch thiếu nhi hè: vòng quanh thế giới

Chào đón hè 2025, một số sân khấu đã lên sàn tập và chốt lịch diễn kịch thiếu nhi.

Kịch thiếu nhi hè: vòng quanh thế giới

Lê Bê La ghen điên đảo

Lê Bê La có vai diễn đặc biệt trên sân khấu sau 10 năm vắng bóng, đó là Lê Bê Chi - người vợ đau khổ với những cơn ghen thái quá.

Lê Bê La ghen điên đảo

Hai chiếc áo của hoàng thái hậu Từ Cung từ Mỹ hồi cố hương

Hai chiếc áo thường phục của hoàng thái hậu Từ Cung, mẹ của vua Bảo Đại, được một người ở Mỹ tặng lại TP Huế để trưng bày. Áo vừa hồi cố hương.

Hai chiếc áo của hoàng thái hậu Từ Cung từ Mỹ hồi cố hương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar