13/12/2023 09:47 GMT+7

Trên mạng có kiểu phê bình liều mạng, văng mạng

Hiện nay, phê bình chuyên nghiệp ngủ quên và tẻ nhạt, phê bình mạng trên TikTok và YouTube lên ngôi, đôi khi thành 'liều mạng', 'văng mạng'. Phải làm sao?

Thời điểm phim Đất rừng phương Nam gây tranh cãi, dư luận chờ tiếng nói của nhà phê bình nhưng hiếm người lên tiếng - Ảnh: ĐPCC

Thời điểm phim Đất rừng phương Nam gây tranh cãi, dư luận chờ tiếng nói của nhà phê bình nhưng hiếm người lên tiếng - Ảnh: ĐPCC

Câu hỏi được đặt ra tại hội thảo "Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất, đổi mới: Thực trạng và định hướng phát triển" ngày 12-12 tại Hà Nội.

Sự kiện do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức nhằm bổ sung hệ thống luận cứ khoa học và thực tiễn, từ đó tư vấn Đảng, Nhà nước tiếp tục có những quyết sách đúng đắn để phát triển nền văn hóa.

Phê bình chuyên nghiệp "ngủ quên", tẻ nhạt

Ông Nguyễn Xuân Thắng - ủy viên Bộ Chính trị, giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - đánh giá: "Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật chưa bắt kịp với yêu cầu định hướng sáng tác, sáng tạo".

Theo giáo sư Phong Lê, hiện nay phê bình báo chí lấn át phê bình chuyên nghiệp. Phê bình trong nghiên cứu, giảng dạy ở các viện, học viện ít tác động đến công chúng. 

"Qua báo chí mà tác giả hoặc tác phẩm mới đến được với công chúng", ông Phong Lê cho rằng "đây là thời phê bình báo chí làm nên gương mặt chủ đạo, thay thế hoặc lấn át phê bình chuyên nghiệp". 

Tuy nhiên, "phê bình chuyên nghiệp là ai và ở đâu" bởi cũng rất khó tìm. Theo giáo sư, trước thời đổi mới chưa hề có hiện tượng này.

Tiến sĩ Ngô Phương Lan - chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến và phát triển điện ảnh, nguyên cục trưởng Cục Điện ảnh - nhận định vai trò của lý luận phê bình có sự chìm nổi trong 50 năm qua. Có lúc phát triển, có lúc chững lại, thậm chí "ngủ quên".

Bà Lan lý giải nguyên nhân là do sự phát triển của nền kinh tế thị trường dẫn tới sự ra đời và phát triển của hàng trăm tờ báo, báo mạng, sự PR quá đà của các nhà sản xuất. Hai là, không có nhiều tác phẩm hay. Ba là, sinh viên ngành phê bình lý luận quá ít.

Trong thời gian qua, ở nhiều lĩnh vực văn học nghệ thuật, trong đó có điện ảnh, có nhiều ý kiến chưa đồng thuận, rất cần sự cầm cân nảy mực của giới lý luận phê bình.

"Khi các ngành nghề đều hướng tới sự chuyên nghiệp hóa thì phê bình ngược lại", giáo sư Phong Lê nói. Trong khi đó đời sống sáng tác lại bề bộn, muôn màu muôn vẻ, không đếm xuể số cuộc thi sáng tác lẫn số thơ, truyện, phê bình, tiểu luận.

Tiến sĩ Huỳnh Vũ Lam nhắc đến bài thơ Bắt nạt của Nguyễn Thế Hoàng Linh khi bàn về phê bình mạng - Ảnh chụp trang sách

Tiến sĩ Huỳnh Vũ Lam nhắc đến bài thơ Bắt nạt của Nguyễn Thế Hoàng Linh khi bàn về phê bình mạng - Ảnh chụp trang sách

Việc bàn luận xung quanh một tác phẩm bỗng trở nên rất hiếm, đó là nguyên cớ cho đời sống im ắng và tẻ nhạt của đời sống phê bình.
Giáo sư PHONG LÊ

Phê bình mạng hay "liều mạng"?

Tiến sĩ Huỳnh Vũ Lam cho rằng "phê bình mạng" được hiểu là phê bình văn học nghệ thuật trên môi trường mạng nhưng cũng có thể hiểu là kiểu phê bình "liều mạng", "văng mạng", nghĩ gì nói nấy, không cần nền tảng.

"Sự ra đời của khoa học công nghệ, sự vắng bóng của các nhà phê bình chuyên nghiệp đã tạo nên một không gian phê bình mang tính chụp giật từ các YouTuber, TikToker, hỗn tạp và khó kiểm soát", chị nói.

Theo tác giả Huỳnh Mẫn Chi, trên không gian mạng, "ai cũng trở thành nhà lý luận phê bình được" nhưng làm theo cách câu view, câu like bất chấp. "Cần lắm những nhà phê bình có chuyên môn, thực lực và trách nhiệm. 

Cần ngăn chặn kịp thời những trang mạng, những YouTuber, TikToker mượn danh lý luận phê bình, thái quá khen chê, khiến công chúng mất phương hướng", tác giả Huỳnh Mẫn Chi đặt vấn đề.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, tiến sĩ Ngô Phương Lan nói ở thời mạng xã hội có thể tấn công bất cứ ai, những người lên tiếng hoặc có ý kiến trái chiều dễ bị đánh giá. Vì thế, bản lĩnh của nhà phê bình không phải lúc nào cũng đương đầu được với sóng dư luận. Giải pháp là cần sinh hoạt nghề nghiệp thường xuyên hơn, cần tạo điểm tựa cho các nhà phê bình.

Bà Lan cho rằng bản thân các nhà phê bình chuyên nghiệp cũng phải vượt lên chính mình, cập nhật kiến thức, nắm bắt những xu hướng và lý luận mới.

Thế hệ trước thẳng thắn, không "phê bình vỗ về"

Trao đổi bên lề, một tác giả cho biết thời trước, các "cụ" phê bình trực diện, thẳng thắn, công khai; chứ không có thứ "phê bình vỗ về, làm vui lòng" nhau như hiện nay.

Nhà thơ Thanh Thảo kể năm 1970, Việt Phương công bố tập thơ Cửa mở - lúc ấy, chẳng ai gọi Việt Phương là "nhà thơ" nhưng thơ ông thực sự gây chấn động. Tập thơ ấy muốn "mở ra" một cách làm thơ, thưởng thức thơ khác với thơ miền Bắc lúc đó. Theo Thanh Thảo, tư duy thơ của Việt Phương khiến dư luận thích và không thích.

Lúc đó, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã phê bình hai trang nặng nề trên báo Văn Nghệ. Nhưng bài phê bình ấy lại khiến người đọc thêm tò mò muốn đọc tập thơ. Tập thơ nổi tiếng khắp miền Bắc vào năm 1970 cho tới sau này.

Phim Kẻ ăn hồn qua cửa kiểm duyệt, chiếu từ 14-12

Sáng 13-12, đạo diễn Trần Hữu Tấn thông báo phim Kẻ ăn hồn - thuộc vũ trụ làng Địa Ngục - sẽ chiếu sớm vào 14-12 và chiếu chính thức từ 15-12.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an

Đơn vị tổ chức mô phỏng bắn súng thần công ở khu vực Kỳ đài Huế được yêu cầu cung cấp các loại tài liệu, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của loại pháo cho Công an TP Huế.

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar