03/10/2014 07:30 GMT+7

​Trẻ dưới 1 tuổi bị bệnh tay chân miệng nhiều hơn

THÙY DƯƠNG
THÙY DƯƠNG

TT - Đáng lưu ý là bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ từ 1-3 tuổi, nhưng trong đợt này trẻ mắc bệnh tay chân miệng nặng thường dưới 1 tuổi.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), cho biết sau thông tin một cháu bé 8 tháng tuổi ở Q.Tân Phú, TP.HCM mắc bệnh tay chân miệng tử vong, nhiều cha mẹ có con bị bệnh tay chân miệng đã đòi bác sĩ cho con họ nhập viện cho yên tâm. 

Không chỉ các cha mẹ lo lắng mà nhiều bác sĩ cũng có tâm lý lo lắng nên có nhiều trường hợp trước đó chỉ cần điều trị ngoại trú giờ đã cho nhập viện.

Do vậy, dù mới vào mùa nhưng số trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhập viện đã tăng gấp đôi so với hai tuần trước đó. Đáng lưu ý là bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ từ 1-3 tuổi, nhưng trong đợt này trẻ mắc bệnh tay chân miệng nặng thường dưới 1 tuổi.

Bác sĩ Khanh dự báo bệnh tay chân miệng sẽ tiếp tục tăng đến tháng 12 năm nay. Những ngày gần đây, trung bình số trẻ mắc bệnh tay chân miệng nằm điều trị mỗi ngày tại khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 khoảng 70-80 trẻ, có ngày tăng lên 100 trẻ và đỉnh điểm là 120 trẻ, trong khi hai tuần trước đó con số này chỉ 30-40 trẻ.

Tương tự, tại khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng nằm điều trị trong những ngày này cũng ở mức 60 trẻ, tăng gấp đôi so với hai tuần trước đó.

Ngày 1-10, tại cuộc giao ban của Sở Y tế với các quận huyện, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cũng cho biết số trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhập viện tăng đột biến trong hai tuần nay. Trong tháng 8-2014 cả TP chỉ có 519 ca tay chân miệng, sang tháng 9 đã tăng lên 799 ca (tăng gần 300 ca).

Bác sĩ Đỗ Châu Việt, trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2, nhấn mạnh bệnh tay chân miệng do siêu vi gây ra và không phải bệnh nhi nào mắc bệnh tay chân miệng cũng diễn biến thành bệnh nặng.

Chỉ có 5-10% số trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhập viện điều trị và trong số này cũng chỉ có 5-10% cần được điều trị trong phòng cấp cứu.

Do vậy, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng. Cho đến nay bệnh chưa có thuốc chủng ngừa, cũng chưa có thuốc đặc trị nên việc phát hiện triệu chứng bệnh, dấu hiệu trở nặng của bệnh là rất quan trọng để xử lý kịp thời.

Dấu hiệu trở nặng đầu tiên cần phát hiện là trẻ sốt cao nhưng khó hạ, sau đó trẻ sẽ có những triệu chứng như giật mình, run tay, run chân, ói mửa... Khi thấy trẻ có những triệu chứng này cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay. 

Bác sĩ Khanh khuyến cáo các phụ huynh có con dưới 1 tuổi cần phải lưu ý khi đi từ ngoài về cần rửa tay sạch rồi mới chăm sóc trẻ. Trẻ có anh, chị đi học ở trường về cũng phải rửa sạch tay mới cho chơi với trẻ để tránh tình trạng đưa mầm bệnh từ bên ngoài về lây cho trẻ. 

THÙY DƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nhiều bạn đọc quan tâm với câu hỏi: Các quy định cấm hút thuốc ở những nơi không được hút lâu nay thực thi ra sao?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar