23/01/2018 12:02 GMT+7

Trẻ con lai ở miền Tây: Không khai sinh được cho con vì lỡ... lấy chồng ngoại

VIỄN SỰ - SƠN LÂM
VIỄN SỰ - SƠN LÂM

TTO - Mẹ Việt Nam, cha Việt Nam, sinh ra ở Việt Nam nhưng không có khai sinh, không có quốc tịch Việt Nam. Điều lạ lùng này đang xảy ra với nhiều đứa trẻ có mẹ từng lấy chồng nước ngoài nhưng chưa làm thủ tục ly hôn với người chồng cũ.

Trẻ con lai ở miền Tây: Không khai sinh được cho con vì lỡ... lấy chồng ngoại - Ảnh 1.

Bến đò vào cù lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt (Cần Thơ), nơi có hàng ngàn cô gái lấy chồng ngoại - Ảnh: VIỄN SỰ

“Pháp luật quy định chặt chẽ là cần thiết nhưng cũng cần có sự mềm dẻo và thay đổi kịp thời khi thực tế xảy ra

Bà PHẠM THANH TUYỀN - giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang - nói về việc cần thiết cấp giấy khai sinh cho trẻ con lai ở miền Tây

2 tuổi chưa được làm khai sinh

Chị Lê Thị Huyền (sinh năm 1994, ở cù lao Tân Lộc, Q.Thốt Nốt, Cần Thơ) sinh con trai đầu lòng đã 17 tháng, hai vợ chồng dự định đặt tên cho con là Huỳnh Trần An. Nhưng khi con đã bập bẹ nói, sắp đến tuổi đi gửi trẻ, cái tên đó vẫn chỉ là dự định vì bé không được làm giấy khai sinh. 

Xã, huyện, tỉnh đều từ chối và khẳng định không đủ cơ sở pháp lý, cho dù cha ruột và mẹ ruột bé đều là người có hộ khẩu ở Tân Lộc, bé cũng được sinh ra trên cù lao này.

Rắc rối quanh thân phận của một đứa trẻ 17 tháng tuổi ấy xuất phát từ người mẹ. 

Gần 5 năm trước, qua mai mối, chị Huyền lấy một người chồng ở Hồ Bắc (Trung Quốc). Đó là một nơi mà Huyền chỉ nhớ khi rời sân bay còn phải đi xe lửa ba ngày ba đêm mới tới. 

Không chịu nổi cuộc sống xa xôi, khác biệt ở xứ người, sáu tháng sau khi được chồng dẫn về Việt Nam gia hạn visa, chị Huyền kiên quyết ở lại, chấm dứt cuộc hôn nhân. 

Nhưng sự dứt bỏ ấy chỉ đưa được Huyền về lại với gia đình, còn việc chị đã kết hôn người chồng Trung Quốc thì pháp luật cả hai nước vẫn đang công nhận do chưa làm thủ tục ly hôn.

Hệ lụy chỉ thật sự ập đến khi Huyền được một người đàn ông ở cù lao lấy làm vợ. 

"Em cũng biết là mình chưa làm giấy ly hôn nên không kết hôn được, thương nhau thì về ở, nhưng đâu ngờ đẻ con ra cũng không làm giấy khai sinh được" - chị Huyền nói.

Ông Phạm Văn Sách, cán bộ hộ tịch P.Tân Lộc, cho rằng với tình trạng hôn nhân của Huyền, nếu muốn có khai sinh thì con chị phải khai cha... là người chồng cũ của chị ở Trung Quốc.

Chuyện tréo ngoe này đang vẽ ra một tương lai mù mờ cho bé An: không khai sinh, không hộ khẩu và dĩ nhiên không được hưởng bất cứ chính sách nào dành cho một đứa trẻ bình thường. 

"Có mấy cô ở trạm y tế thương tình cho đi chích ngừa chứ bé không có khai sinh nên không có trong danh sách" - chị Huyền nói.

Câu chuyện của bé An không là cá biệt. Cách đó không xa, chị Nguyễn Thị Bích Vân cũng đang âu lo cho đứa con trai Nguyễn Tuấn Vĩ vừa sinh được gần 6 tháng, chưa được làm giấy khai sinh. 

10 năm trước chị Vân lấy người chồng Hàn Quốc, hôn nhân tan vỡ ngay khi chị đang mang bầu đứa con đầu lòng. Chị trở về nước sinh con và cắt đứt liên lạc với người chồng Hàn Quốc khi chưa làm thủ tục ly hôn.

"Em đi làm công nhân trên thành phố, gửi cháu lại cho ngoại chăm, còn khai sinh thì tới đâu hay tới đó chứ giờ cũng không biết làm sao" - Vân buông xuôi.

Trẻ con lai ở miền Tây: Không khai sinh được cho con vì lỡ... lấy chồng ngoại - Ảnh 3.

Chị Lê Thị Huyền và con trai Huỳnh Trần An chưa thể làm khai sinh cho con vì chưa ly hôn với người chồng cũ ở nước ngoài - Ảnh: SƠN LÂM

Ngoài tầm với

Chỉ riêng ở cù lao Tân Lộc, từ năm 2016 đến nay đã có 30 đứa trẻ có cha mẹ là người địa phương, sinh ra tại địa phương nhưng bị từ chối cấp khai sinh khi mẹ từng lấy chồng nước ngoài nhưng chưa ly hôn. 

Ông Phạm Văn Sách dự báo con số này sẽ ngày càng dài thêm vì rất nhiều phụ nữ ở Tân Lộc đã trở về sau những cuộc hôn nhân không thành với những người chồng Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan...

Theo ông Sách, muốn những đứa trẻ này có giấy khai sinh, người mẹ phải tìm cách làm thủ tục ly hôn với người chồng cũ bằng cách nhờ tòa án làm thủ tục ủy thác tư pháp. Nhưng đây là điều gần như bất khả thi khi chị Huyền và chị Vân lấy chồng chỉ qua mai mối, không còn nhớ được địa chỉ nhà chồng và khi về nước cũng không kịp mang theo các giấy tờ cần thiết.

"Hoàn cảnh các phụ nữ này đa số đều khó khăn, nhiều người sau khi về lại quê, lấy thêm chồng, sinh con xong lại gửi con đi làm ăn xa. Điều này càng làm cho tương lai đứa trẻ thêm mù mờ vì chỉ có người mẹ mới có thể đứng ra giải quyết những rắc rối pháp lý liên quan đến người chồng cũ ở nước ngoài" - ông Sách nói.

Bà Phạm Thị Hương - trưởng Phòng tư pháp quận Thốt Nốt - cho biết không có mấy phụ nữ ở Thốt Nốt từng lấy chồng ngoại tự giải quyết được những rắc rối pháp lý của mình vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn và thiếu giấy tờ. 

Cách thức cuối cùng, theo bà Hương, là cha của đứa trẻ phải ra tòa án làm thủ tục cha nhận con nhưng phải xét nghiệm ADN, tốn không ít tiền. 

"Cha mẹ các bé đều nghèo và cũng không nhiều người ý thức được hết những rắc rối với cuộc đời các bé khi chưa có giấy khai sinh nên chưa ai làm thủ tục này" - bà Hương nói.

Trẻ con lai ở miền Tây: Không khai sinh được cho con vì lỡ... lấy chồng ngoại - Ảnh 4.

Chị Nguyễn Thị Bích Vân và con trai Nguyễn Tuấn Vĩ chưa thể làm khai sinh cho con vì chưa ly hôn với người chồng cũ ở nước ngoài - Ảnh: SƠN LÂM

"Tiền lệ nhân văn"

Cũng theo bà Phạm Thị Hương - trưởng Phòng tư pháp Thốt Nốt (Cần Thơ), không thể không công nhận thực tế là có rất nhiều trẻ em có mẹ từng lấy chồng ngoại nhưng chưa ly hôn đã được sinh ra trên nhiều tỉnh, thành. Bởi đa số phụ nữ này khi hồi hương còn khá trẻ, phải kết hôn với người đàn ông Việt Nam khác để làm lại cuộc đời.

Bà Hương cho biết trước đây Bộ Tư pháp cũng từng cho các tỉnh biên giới phía Nam cấp giấy khai sinh cho trẻ em gốc Việt từ Campuchia trở về, dù cha mẹ các em không cung cấp được các giấy tờ để làm giấy khai sinh theo luật.

Bà Hương nói "đây là tiền lệ nhân văn cần nghiên cứu áp dụng để người mẹ làm lại cuộc đời và những đứa con họ sinh ra sẽ được bình đẳng như các trẻ em khác".

*********

Kỳ tới: Cắt đứt máu mủ

VIỄN SỰ - SƠN LÂM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Mua bán bùa yêu là 'mỏ vàng' cho những kẻ trục lợi tâm lý yếu đuối, tổn thương tình cảm, lo âu hôn nhân.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Còn nhớ năm 1978, hàng trăm ngàn tấn lúa suýt mất trắng trong đại dịch rầy nâu nhưng may mắn vượt qua được.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Khi có người hỏi liệu bùa yêu có hiệu nghiệm, Quỳnh đáp thẳng: "Toàn phải trao đổi tình dục với chi phí cao".

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Với chủ trương "phải có không gian lớn để phát triển", tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar