13/04/2022 10:24 GMT+7
Trở lại chủ đề

Trẻ bị nhiễm COVID-19 chờ bao lâu để được tiêm vắc xin?

BS NGUYỄN THÀNH ÚC
BS NGUYỄN THÀNH ÚC

TTO - Bé Nguyễn N.H. (10 tuổi, học lớp 4 Trường Mỹ Phong, TP Mỹ Tho, Tiền Giang) mắc COVID-19 đã khỏi được một tháng. Mẹ của bé được nhà trường hỏi ý kiến về việc chích ngừa COVID-19 và phân vân nên gặp bác sĩ để tư vấn khi nào thì được chích ngừa?

Trẻ bị nhiễm COVID-19 chờ bao lâu để được tiêm vắc xin? - Ảnh 1.

Học sinh khối lớp 7 Trường THCS Lam Sơn (quận Bình Thạnh, TP.HCM) được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Về chuyên môn, tại Hội nghị trực tuyến về triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người đã mắc COVID-19 vừa diễn ra, thống nhất chủ trương tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi đã mắc COVID-19 sau khi khỏi bệnh ít nhất 3 tháng, tiêm các liều cơ bản cùng loại vắc xin cho trẻ.

Theo hướng dẫn sàng lọc của Bệnh viện Nhi trung ương, các bé đã mắc COVID-19 có hai trường hợp: thứ nhất là hoãn tiêm 2 tháng kể từ ngày khởi phát; thứ hai có thể tiêm sớm hơn ngay sau khi trẻ khỏi bệnh khi đã xem xét từng cá thể, có cân nhắc giữa lợi ích tiêm ngừa và nguy cơ có thể xảy ra rủi ro. 

Nếu bé bị bệnh nặng khi mắc COVID-19 như hội chứng viêm đa cơ quan (MIS-C) thì nên hoãn tiêm cho đến khi bé hồi phục hoàn toàn, chuyển tiêm tại bệnh viện nếu đủ điều kiện được tiêm.

Trường hợp nào cần trì hoãn từ 2 - 3 tháng? Chúng ta biết trẻ em mắc bệnh COVID-19 sẽ có nguy cơ bị biến chứng hậu COVID-19, dù rất hiếm. Hậu COVID-19 xảy ra từ 4 - 6 tuần sau khi khỏi bệnh. Vì vậy các nhà khoa học khuyên nên chờ cho bé đã khỏi bệnh, qua được khoảng thời gian có nguy cơ biến chứng hậu COVID-19 thì mới thực sự an toàn cho bé.

Trường hợp nên chích càng sớm càng tốt sau khi hết thời gian cách ly, xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính: Nếu bé đã bị COVID-19, bé được bảo vệ trong một thời gian, nhưng hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu để biết bé sẽ được bảo vệ bao lâu sau khi khỏi bệnh, nhất là trong giai đoạn virus SARS-CoV-2 luôn biến đổi thành các biến thể khác xa với chủng virus ban đầu. Hơn nữa, các bé đã khỏi bệnh vẫn có thể bị nhiễm lại SARS-CoV-2 do kháng thể sẽ bị suy giảm theo thời gian.

Trẻ bị sốt sau khi khỏi COVID-19: Cha mẹ cảnh giác, coi chừng bệnh nguy hiểm

TTO - Gần đây số ca mắc hội chứng viêm đa hệ thống có chiều hướng gia tăng, cho thấy việc chăm sóc trẻ hậu COVID-19 vô cùng quan trọng. Đặc biệt, khi hội chứng này không có dấu hiệu xác định cụ thể, phụ huynh dễ nhầm lẫn với bệnh lý thông thường.

BS NGUYỄN THÀNH ÚC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nhiều bạn đọc quan tâm với câu hỏi: Các quy định cấm hút thuốc ở những nơi không được hút lâu nay thực thi ra sao?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar