09/01/2019 17:43 GMT+7

Trẻ bị bạo lực học đường có nguy cơ cao mắc tâm thần

MINH HẢI (Theo Medical Today)
MINH HẢI (Theo Medical Today)

TTO - Dù là bị đánh đập, cô lập, hay chê bai, chửi bới, những đứa trẻ là nạn nhân của bạo lực học đường đều chịu tổn thương nghiêm trọng về mặt cảm xúc, ảnh hưởng đến thần kinh ngay cả khi đã trưởng thành.

Trẻ bị bạo lực học đường có nguy cơ cao mắc tâm thần - Ảnh 1.

Ảnh: Scholastic

từ lâu là mối quan tâm chung của nhiều quốc gia trên thế giới vì không chỉ kéo theo hệ lụy về kinh tế đáng kể cho cá nhân, gia đình và xã hội mà còn gây nên các vấn đề về sức khỏe, ảnh hưởng não bộ và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần.

Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc Đại học King (Anh), những người là nạn nhân của bạo lực học đường có những "sự khác biệt" về cấu trúc não và ảnh hưởng thần kinh khi trưởng thành.

Theo đó, những trẻ thường xuyên bị bắt nạt có thể khiến hai vùng quan trọng của não là nhân đuôi và nhân bèo sẫm bị ảnh hưởng.

Các nhân đuôi chịu trách nhiệm "xử lý ký ức". Phần não này sử dụng thông tin từ kinh nghiệm, bài học trong quá khứ để tác động đến các quyết định và hành động trong tương lai. Trong khi đó nhân bèo sẫm có chức năng điều tiết các vận động chú ý. Tổn thương hai vùng này sẽ gây ra rối loạn trương lực cơ, rối loạn vận động và rối loạn cảm xúc.

Kết quả này được công bố trên tạp chí Nature sau một dự án nghiên cứu về mối liên quan của bạo lực học đường với tình trạng rối loạn cảm xúc lo âu ở người trưởng thành trên 600 học sinh, sinh viên ở khắp châu Âu.

"Mặc dù bạo lực học đường không phải là lý do chính dẫn đến tình trạng rối loạn cảm xúc nhưng vẫn là yếu tố quan trọng gây nên tình trạng này", nhà khoa học Erin Burke Quinlan, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết.

Điều đáng lo ngại là có đến 30% học sinh có thể bị bắt nạt hàng ngày. Điều này đang trở thành một vấn đề toàn cầu. 

 "Bạo lực" ở đây không chỉ là vũ lực, các em còn là nạn nhân của tình trạng cô lập, bị chê cười, xa lánh hoặc phổ biến nhất hiện nay là trở thành đối tượng bị công kích trên mạng xã hội.

Sự phát triển và phổ biến của điện thoại thông minh trong giới học sinh sinh viên càng làm vấn đề này trở nên nhức nhối. Nạn nhân có thể chịu sự quấy rối từ một cá nhân ẩn danh và bất cứ lúc nào trong ngày.

TTO - Đây là nội dung trong công văn của Bộ GD-ĐT do Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ vừa kí đề nghị UBND các tỉnh, thành cùng vào cuộc hỗ trợ ngành GD-ĐT trong việc đảm bảo an ninh, an toàn trường học.

MINH HẢI (Theo Medical Today)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Sinh viên khoa marketing và truyền thông, Trường đại học Hoa Sen vừa hoàn thành môn học 'kỹ năng tạo lập văn bản truyền thông' tại Tuổi Trẻ.

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Trong 6 giải nhất quốc gia cuộc thi vô địch tin học văn phòng, Nguyễn Thái Sơn là học sinh cấp 3 duy nhất.

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Nhờ nỗ lực không ngừng và khả năng ngoại ngữ vượt trội, Hà Tiểu Linh, lớp 12/11 Trường Quốc tế Á Châu (Asian School), đạt học bổng của 10 trường đại học tại Hoa Kỳ.

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11

Trong hệ thống giáo dục quốc tế, chương trình 'Dự bị Đại học' (Foundation Studies) là lựa chọn quen thuộc để học sinh rút ngắn thời gian trước khi vào đại học.

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11

Tuyển sinh 2025: Những điểm thí sinh cần lưu ý, tránh mất cơ hội vào đại học

Nhiều thí sinh chờ có điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 rồi xét tuyển vì năm nay không còn xét tuyển sớm, trong khi nhiều trường đại học yêu cầu thí sinh nộp hồ sơ sớm trực tuyến, trực tiếp để phục vụ công tác xét tuyển.

Tuyển sinh 2025: Những điểm thí sinh cần lưu ý, tránh mất cơ hội vào đại học

Trường Đại học Văn Hiến tặng học bổng 50% học phí

Trường Đại học Văn Hiến (mã trường DVH) hỗ trợ đặc biệt dành cho thí sinh đăng ký xét tuyển bằng học bạ và tham gia thành viên myU.

Trường Đại học Văn Hiến tặng học bổng 50% học phí
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar