25/10/2012 07:41 GMT+7

Trầu cau kể chuyện

Nỗ lực cho một “triển lãm sống”
Nỗ lực cho một “triển lãm sống”

TT - Gần 100 hiện vật, tài liệu về tục ăn trầu của người Kinh, Tày, Chăm, Khmer, Xê Đăng, S’Tiêng vừa ra mắt công chúng sáng 24-10 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia VN (kéo dài đến hết tháng 1-2013).

Phóng to
Bộ cối giã trầu, ống nhổ chạm hình phượng bằng vàng thời triều Nguyễn

Những bình vôi, ống vôi, ống nhổ, dao bổ cau đến têm trầu, cơi trầu, cối giã, xà tích... sẽ kể một câu chuyện rất dài về hành trình tạo nên tập tục, thói quen của cư dân sống trên mảnh đất VN. Cũng nhờ thế, sự tích trầu cau, chị hai quan họ têm trầu cánh phượng, những nụ cười răng đen, những cụ bà bỏm bẻm nhai trầu trở nên gần lại với đời sống đô thị náo nhiệt này.

Một kho tư liệu khá đồ sộ của Bảo tàng Lịch sử quốc gia VN và của nhà sưu tầm tư nhân Thành Hải Dương cũng khó có thể làm rõ được mốc thời gian tục ăn trầu xuất hiện. Chỉ biết những dấu tích vật chất còn lại đến ngày nay chủ yếu gặp trên bộ dụng cụ ăn trầu từ thời Lý trở về sau.

Từ thời Lý, người Việt đã tạo tác những bình vôi trang trí hoa lá bằng gốm hoa, bình vôi quai hình cá, hình tôm hay hộp đựng thuốc, đựng trầu chạm rồng bằng bạc. Hay đến thời Trần đã xuất hiện kiểu bình vôi quai hình giảo long, hình trâu. Từ thời Lý - Trần, bộ dụng cụ ăn trầu đã gần như hoàn thiện với các loại bình, ống, xà tích, chìa vôi, dao, khay, cơi hộp và cả ống nhổ. Một tập tục đã được hoàn thiện từ trong dân gian vào đến tận cung đình.

Những hiện vật từ thời Lê sơ, Lê trung hưng, thời Nguyễn, văn hóa Chăm và cả các lò gốm rải rác trên khắp đất nước cho thấy một hành trình tiếp nối liên tục của câu chuyện trầu cau. Theo đánh giá của ông Nguyễn Đình Chiến (phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia VN), điểm đặc sắc trong số hiện vật của bảo tàng là đồ ăn trầu của các hoàng hậu, công chúa được sử dụng trong cung đình nhà Nguyễn. Đó là những chiếc xà tích bằng bạc, ống vôi khảm từ bạc và đồng... Ngoài các ống vôi có hình dáng theo kiểu truyền thống, cổ cung đình triều Nguyễn còn sử dụng các loại ống vôi hình quả đào được trang trí chạm khắc tinh xảo. Những khay trang trí “lưỡng long chầu nhật” để đựng trầu, ống nhổ cũng được chạm nổi hình rồng, các bộ cối giã trầu được làm từ các vật liệu quý như bạc, đồng, ngà voi, ngọc...

Triển lãm cũng dành riêng một không gian để nói về câu chuyện trầu cau bị mai một trong đời sống đương đại. Từ một tập tục hằng ngày, dần dần trầu cau chỉ đóng vai trò lễ vật trong các nghi lễ truyền thống. Ở đó, trầu cau vẫn giữ được vai trò riêng của mình: “miếng trầu mở đầu câu chuyện”.

Nỗ lực cho một “triển lãm sống”

Phóng to
Chuyện của trầu cau thu hút khách tham quan - Ảnh: Tuấn Phùng

Không dựa hoàn toàn vào các hiện vật khảo cổ học như các triển lãm trước, trưng bày văn hóa trầu cau Việt Nam chọn cách tiếp cận đa dạng hơn. Bởi thế công chúng vừa ngắm hiện vật cổ, lại có thể xem cách têm trầu cánh phượng, cách sử dụng cơi trầu, ống vôi thông qua các hình ảnh. Ngoài ra, phim tư liệu, phim hoạt hình về sự tích trầu cau cũng được mang vào trình chiếu để tăng tính tương tác với người tham quan.

PGS.TS Lâm Thị Mỹ Dung (ĐH KHXH&NV - ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng việc đưa một hiện tượng văn hóa vào triển lãm cùng với những hình ảnh, trình diễn là một bước tiến của Bảo tàng Lịch sử quốc gia VN. Triển lãm không chỉ phụ thuộc vào hiện vật mà còn sử dụng nhiều công cụ khác để cho người xem hiểu được câu chuyện và hành trình lịch sử của nó. Từ những tập tục hằng ngày, đi vào tâm thức con người hàng thế kỷ rồi cuối cùng chỉ tồn tại trong nghi lễ là quy trình của rất nhiều hiện tượng văn hóa. Nếu như triển lãm được làm kỹ hơn, nguồn tư liệu phong phú hơn thì sẽ là một “triển lãm sống”, không chỉ vui ngày khai mạc mà còn thu hút rất nhiều người đến sau.

Nỗ lực cho một “triển lãm sống”

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đơn vị vận hành Khu du lịch hồ Than Thở Đà Lạt đưa vào hoạt động show thực cảnh - nhạc nước kể về hành trình nghìn năm dựng nước, giữ nước, mở ra kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Han Kang và Người ăn chay

Có thể nói văn nghiệp của Han Kang chỉ khởi sự rực rỡ kể từ khi xuất bản cuốn sách trên dưới hai trăm trang: Người ăn chay.

Han Kang và Người ăn chay

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar