29/09/2016 15:48 GMT+7

​Tránh nhầm lẫn giữa bệnh cảm lạnh và cúm

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Bệnh cảm lạnh và cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra bởi nhiều loại virus.

Hai bệnh này có những triệu chứng giống nhau như là hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, đau nhức cơ thể, ho…; do đó nhiều người rất dễ bị nhầm lẫn giữa hai bệnh này.

Tuy có cùng triệu chứng giống nhau, nhưng bệnh cảm và bệnh cúm được gây ra bởi những virus khác nhau. Theo đó, có hơn 200 loại virus gây ra bệnh cảm lạnh, phổ biến nhất là Rhinovirus, coronavirus và virus parainfulenza (RSV); nhưng chỉ có 3 loại virus gây ra bệnh cúm, thường được gọi là virus cúm A, cúm B và cúm C. Điều quan trọng là phải biết sự khác biệt giữa cúm và cảm lạnh.

Cảm lạnh là bệnh viêm hô hấp nhẹ hơn so với cúm. Trong khi các triệu chứng cảm lạnh có thể làm cho bạn cảm thấy không khỏe một vài ngày; các triệu chứng bệnh cúm có thể làm cho bạn cảm thấy rất mệt trong một vài ngày đến vài tuần. Nhưng cúm có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như viêm phổi hoặc suy hô hấp cần phải nhập viện điều trị.

Để có cách chăm sóc thích hợp cho sức khỏe, bạn cần biết cách nhận biết thêm những dấu hiệu đặc trưng phân biệt cúm và cảm như sau:

- Cảm: có sốt, nhưng không cao và không kéo dài; đau nhức cơ thể ít, nhẹ; thường xảy ra hắt hơi, sổ mũi nhiều; hay gặp đau họng; ho khan, ho ít hoặc ho rũ rượi; ít xảy ra đau đầu; mệt mỏi nhẹ và cảm giác khó chịu ở ngực ít khi xảy ra, nếu có thì bệnh nhân chỉ cảm thấy khó chịu đôi chút. Nếu không chăm sóc tốt sức khỏe, bệnh có thể dẫn đến viêm xoang, viêm tai. Bệnh có thể tự khỏi, một vài trường hợp sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm để giảm triệu chứng viêm đường hô hấp.

- Cúm: thường xảy ra sốt cao (>38,5 độ C), kéo dài 3-4 ngày; đau nhức cơ thể nhiều; ho nhiều, ho khan đến ho khạc đàm mủ; hắt hơi, sổ mũi không nhiều; ít đau họng, đau đầu nhiều; cảm thấy mệt mỏi, bị kiệt sức kéo dài từ 2-3 ngày và bệnh nhân cảm thấy khó chịu, nặng ngực, khó thở (nếu có). Nếu không chăm sóc tốt sức khỏe, bệnh có thể gây viêm phế quản, viêm phổi hoặc suy hô hấp, một vài trường hợp gây viêm cơ tim đe dọa đến tính mạng. Điều trị bệnh bằng thuốc kháng virus phối hợp với thuốc điều trị triệu chứng viêm đường hô hấp trên.

Để phòng ngừa bệnh, cần thực hiện vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay khi tiếp xúc với những yếu tố có nguy cơ dễ mắc bệnh; tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin C, dinh dưỡng hợp lý, giữ ấm cơ thể (nhất là người lớn tuổi, trẻ em). Để chủ động phòng ngừa bệnh cúm cần thực hiện tiêm ngừa cúm hàng năm.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Chỉ trong vòng chưa đầy 10 giờ, một bé trai 12 tháng tuổi đã được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2 vì một tai nạn nguy hiểm.

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng

Ông T.T.Đ. (42 tuổi, ngụ tại Biên Hòa, Đồng Nai) khám cấp cứu và nhập viện do mắt bên phải bị sưng húp và hơi lồi.

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng

Tăng cân, mặt tròn như mặt trăng, da mỏng đi, có thể bạn đã mắc hội chứng Cushing

Do thấy tăng cân, da biến đổi khác thường, người phụ nữ 53 tuổi đi khám thì phát hiện mắc hội chứng Cushing.

Tăng cân, mặt tròn như mặt trăng, da mỏng đi, có thể bạn đã mắc hội chứng Cushing

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Trong lúc các cơ quan chức năng đang nỗ lực ngăn chặn các hành vi sai phạm, người dân khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ nha khoa cũng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn.

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Khi trẻ bị phát ban xuất huyết Schonlein - Henoch, dù đã hết ban, tổn thương thận vẫn có thể âm thầm phát triển gây biến chứng nguy hiểm.

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi L.T.M. (7 tuổi, ở Hà Giang) trong tình trạng nguy kịch, co giật, môi tím tái và suy hô hấp.

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar