01/02/2023 12:54 GMT+7

Tranh luận: thu nhập thấp có nên mua xe hơi?

"Gia đình tôi có 4 người, thay vì mua 2 xe máy nên tôi mua ô tô để an toàn và tiện"; "Khí hậu Nghệ An - Hà Tĩnh khắc nghiệt cũng là một lý do khiến người dân ở vùng này sắm xe hơi"; "Đó là tiêu dùng thông minh. Không ai vỡ nợ vì mua xe hơi đâu"...

Tranh luận: thu nhập thấp có nên mua xe hơi? - Ảnh 1.

TP Vinh (Nghệ An) do có nhiều ô tô lưu thông hơn cả xe máy gây nên cảnh ùn tắc giao thông ở đường Hồ Tùng Mậu - Ảnh: DOÃN HÒA

Trên đây là những ý kiến phản hồi của bạn đọc xung quanh câu chuyện người dân Nghệ An vào 'tỉnh tốp đầu' mua ô tô, Tuổi Trẻ Online đã phản ánh.

Mua xe hơi vì nhu cầu đi lại và nhờ dành dụm

Có một thực tế là khí hậu, thời tiết ở một số tỉnh phía Bắc, trong đó có Nghệ An khắc nghiệt hơn trong Nam, do đó việc sắm 1 con ô tô để tiện đi lại là một nhu cầu rất chính đáng của nhiều hộ gia đình.

Về ý này, bạn đọc Nguyễn Trọng Thủy viết: "Tôi có bà chị dâu làm giáo viên mầm non lương khoảng 6-7 triệu đồng/tháng nhưng cũng cố vay mượn để mua xe ô tô. Chị nói vì ở quê hay mưa, đi làm rét mướt, vất vả nên trang bị thôi".

Bổ sung, bạn đọc Lê Phổ viết: "Khí hậu Nghệ An - Hà Tĩnh khắc nghiệt cũng là một lý do khiến người dân ở vùng này sắm xe hơi. Mùa hè vô xe mở máy lạnh đi đỡ nóng, mùa đông thì vô xe ngồi không có gió tạt đỡ rét. Phần lý do khác là nhà này thấy nhà kia có cái xe đi tiện, tránh nắng gió đỡ cực, nên cũng ráng sắm"!

Biết liệu cơm gắp mắm và chi tiêu đúng việc, bạn đọc nick name Lều bổ sung: "Dân Nghệ đó là “tiết kiệm, không tiêu pha lặt vặt, nhưng lại rất đầu tư vào nhà cửa và phương tiện”. Đó là truyền thống từ bao đời nay". 

Theo bạn đọc này, việc mua xe hơi để làm phương tiện đi lại chưa chắc người dân đã có của ăn của để, nhưng với "tính cách của người Nghệ khi kể cả mức thu nhập trung bình, họ vẫn tằn tiện mười năm, mỗi năm góp trăm triệu thì có được ngôi nhà. Sau nhà họ lại tằn tiện 5 năm góp nhặt để mua ô tô. Nên thu nhập thấp mà mua được nhà, được xe còn do tính cách con người nữa".

Phân tích một cách thực tế hơn, bạn đọc Lê Minh viết: "Thử làm một bài toán, gia đình có 4 người, thay vì mỗi bữa sáng chiều, 2 vợ chồng chia nhau đèo con đến trường, tôi mua 1 chiếc xe hơi để cả nhà đi chung, vừa an toàn mà còn tiện dụng".

Nên mừng vì kinh tế phát triển

Lý giải về nguyên nhân nhà nhà người người đua nhau mua xe hơi, nhiều ý kiến cho rằng với mục đích gì đi chăng nữa, nhưng có một điều chắc chắn rằng người nghèo họ không mua đâu, người mua chủ yếu là những người có điều kiện kinh tế. 

Về ý này, bạn đọc Lê Đức Đồng viết: "Tôi về thăm quê sau chín năm và thấy Nghệ An có những bước tiến vượt bậc về mọi mặt. Đường sá tốt hơn. Xe cộ nhiều hơn, đi đây đi đó thuận tiện, giá cả vừa phải (từ Vinh về Anh Sơn, xe 4 chỗ chỉ có 120.000 đồng/người; xe chạy khoảng gần 90 phút)".

So sánh với những tỉnh thành khác, bạn đọc này làm phép tính: "Trong lúc đó, từ sân bay Cần Thơ về bến xe Cần Thơ, đi taxi là 250.000 đồng; từ Cần Thơ về Sóc Trăng là 125.000 (quảng đường khoảng 60 cây số)".

Và từ đó, bạn đọc Lê Đức Đồng kết luận: "Đó là điều đáng mừng bởi kinh tế nơi này phát triển. Một khi có nhiều xe tư nhân, việc đi lại cũng dễ dàng hơn, có mọi lúc mọi nơi và bất cứ giờ nào cũng có xe hoạt động".

Góp thêm một góc nhìn thực tế, bạn đọc Khương Võ viết: "Thu nhập người dân được cải thiện thì họ mới nghĩ đến việc mua được ô tô. Còn vay ngân hàng để mua ô tô thì càng chứng tỏ thu nhập phải đảm bảo rất tốt và ổn định thì ngân hàng mới xét duyệt cho vay được". 

Từ các lý do trên, bạn đọc Khương Võ đề xuất: "Cũng cần rà soát những hộ nào đã thoát nghèo, cận nghèo nên xóa ra nhường chỗ cho những người khó khăn thật sự, tạo sự công bằng xã hội, hỗ trợ kịp thời những hoàn cảnh khó khăn thực sự. Dịch COVID-19 vừa qua cũng đã bộc lộ nhiều bất cập".

Đồng ý với việc nên rà soát lại thực tế để có cái nhìn khách quan hơn, bạn đọc nick name Coc viết: "Nếu như nói là do con cháu đi lao động nước ngoài gửi tiền về để mua ô tô thì không thể xem Nghệ An là tỉnh nghèo nữa. Không thể áp dụng các chính sách tỉnh nghèo cho nơi đây, mà dồn cho tỉnh miền núi nghèo khó khác".

Vì sao người dân Nghệ An vào 'tỉnh tốp đầu' mua ô tô?

Dù là tỉnh có thu nhập bình quân đầu người/năm gần như thấp của cả nước nhưng người dân Nghệ An lại nằm trong nhóm mua ô tô nhiều nhất trong năm 2022.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Khu đất nông nghiệp dưới chân cầu Nhật Tân được giao cho các hộ dân ở xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, Hà Nội) theo nghị định 64 của Chính phủ, đã bị san lấp chóng vánh.

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin Bộ Nông nghiệp và Môi trường sắp ban hành quy chuẩn khí thải mới. Trong đó, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017 lưu hành trên địa bàn.

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Với địa hình đồi núi, khoảng cách giữa TP Kon Tum và TP Quảng Ngãi hiện nay lên đến 200km. Ban Thường vụ 2 tỉnh cơ bản thống nhất thành lập cơ sở 2 của tỉnh Quảng Ngãi mới ở TP Kon Tum để thuận tiện điều hành.

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên

Trụ sở dôi dư sau sáp nhập tại Hậu Giang được ưu tiên chuyển đổi công năng để làm cơ sở y tế, giáo dục, công viên, thư viện.

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar