18/04/2019 11:14 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tranh luận 'nảy lửa' thời gian tái thiết nhà thờ Đức Bà Paris

MINH KHÔI
MINH KHÔI

TTO - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định sẽ phục hồi nguyên trạng cho nhà thờ Đức Bà trong 5 năm, nhưng hầu hết chuyên gia đều cảnh báo công cuộc tái thiết nhà thờ có thể kéo dài đến hàng thập kỷ.

Tranh luận nảy lửa thời gian tái thiết nhà thờ Đức Bà Paris - Ảnh 1.

Sẽ cần nhiều thời gian và tiền của để tái thiết nhà thờ Đức Bà Paris - Ảnh: REUTERS

Không chỉ muốn phục hồi nguyên trạng cho s, ông Macron khẳng định sẽ làm cho nhà thờ "đẹp hơn bao giờ hết" chỉ trong 5 năm ngắn ngủi - kịp thời gian cho Olympic 2024 tại Paris. Theo các chuyên gia, có lẽ ông Macron chưa lường trước được hết khó khăn.

Chưa đánh giá chính xác thiệt hại

"Vụ hỏa hoạn mới chỉ xảy ra hơn 24 giờ, do đó chưa có đánh giá chính xác về tổng thiệt hại mà nhà thờ phải gánh chịu. Việc sửa chữa nằm trong khả năng, nhưng không thể đánh giá vội vàng" - Jacques Chanut, chủ tịch Công đoàn xây dựng Pháp, nói với báo Le Parisien.

Nhận định của Alexandre Gady, nhà sử học di sản, có phần gay gắt hơn. Ông cho rằng 5 năm để tái thiết nhà thờ theo lời tuyên bố của tổng thống Pháp hoàn toàn không đủ. Theo ông Gady, 5 năm chỉ là lời tuyên bố mang tính chính trị.

Ông Eric Fischer, người đứng đầu đội ngũ trùng tu nhà thờ chính tòa Strasbourg 1.000 năm tuổi, khẳng định việc sửa chữa nhà thờ Đức Bà Paris chắc chắn "tốn nhiều thời gian và tiền của".

Tính đến 19h ngày 17-4 (giờ Việt Nam), số tiền quyên góp để sửa chữa nhà thờ đã lên đến con số hơn 1 tỉ euro. Tạm bỏ qua vấn đề kinh phí, còn những yếu tố nào khiến việc tái thiết nhà thờ kéo dài hàng thập niên?

Bảo tồn và tái thiết

"Trước hết phải gấp rút triển khai công tác khẩn cấp để bảo tồn toàn bộ tòa nhà" - François Jouanneau, kiến trúc sư, cho biết. Đây là điều cần thiết để ngăn chặn thảm họa lan rộng hơn vì dưới sức nóng của lửa và sức nước, cấu trúc nhà thờ đang rất yếu.

Ngoài ra, công tác bảo tồn và sửa chữa gặp phải một trở ngại lớn là vật liệu xây dựng. Vật liệu làm nên nhà thờ tuy thoát khỏi hiểm cảnh nhưng đã bị tổn hại nặng và rất khó thay thế vì tất cả đều là vật liệu quý.

Như mái vòm nhà thờ làm từ gỗ sồi hàng trăm năm tuổi. Rất khó để kiếm ra loại gỗ này dù là ở thế kỷ 13 và hầu như không còn quốc gia nào ở châu Âu có đủ số lượng gỗ lớn như vậy, theo báo Guardian.

Giới chức cũng cần quyết định sẽ chọn vật liệu nào để trùng tu. Hiện vẫn đang có nhiều ý kiến khác nhau trong việc chọn gỗ để trung thành với lịch sử, hay thực dụng hơn bằng cách sử dụng bêtông cốt thép như các thánh đường tại Rennes hay Nantes.

Cuối cùng, cần "chẩn đoán toàn bộ cấu trúc lần nữa để lập phác thảo phương án sửa chữa". Kiến trúc sư Jouanneau khẳng định "đây chắc chắn sẽ là giai đoạn dài nhất để đảm bảo sự ổn định của di tích".

Công tác lợp mái sẽ được ưu tiên hàng đầu để thay thế mái vòm đã sập xuống. Theo đánh giá từ kiến trúc sư Jouanneau, đây là công việc nằm trong tầm tay của các đơn vị xây dựng trong nước. 

"Chúng tôi có đủ nhân lực, tài lực, tài chính và kỹ thuật để phục hồi nguyên trạng nhà thờ Đức Bà Paris" - Frédéric Létoffé, người đứng đầu nhóm các công ty phục dựng tượng đài lịch sử tại Pháp, khẳng định.

Câu hỏi đặt ra là công việc này sẽ mất bao lâu? Các chuyên gia đều có nhận định riêng, nhưng không ai lạc quan rằng công tác sửa chữa sẽ ngắn hơn 10 năm. 

Frédéric Létoffé ước tính cần 10-15 năm để hoàn tất. Nhà báo Stéphane Bern nói "cần ít nhất 10-20 năm". Riêng Bộ trưởng Văn hóa Pháp Franck Riester khẳng định thời gian sửa chữa tùy thuộc vào tình hình ngân sách.

Mời các kiến trúc sư quốc tế tham gia

Theo AFP, phát biểu tại cuộc họp báo ở Paris hôm 17-4, Thủ tướng Pháp Édouard Philippe lên tiếng kêu gọi kiến trúc sư trên toàn thế giới đóng góp các bản thiết kế nhằm tái thiết nhà thờ Đức Bà Paris, với mục đích "mang lại cho nhà thờ một ngọn tháp mới đáp ứng được những thách thức trong thời đại hiện tại".Mời các kiến trúc sư quốc tế tham gia

Theo AFP, phát biểu tại cuộc họp báo ở Paris hôm 17-4, Thủ tướng Pháp Édouard Philippe lên tiếng kêu gọi kiến trúc sư trên toàn thế giới đóng góp các bản thiết kế nhằm tái thiết nhà thờ Đức Bà Paris, với mục đích "mang lại cho nhà thờ một ngọn tháp mới đáp ứng được những thách thức trong thời đại hiện tại".

TTO - Những hình ảnh bên trong nhà thờ Đức Bà Paris sau hỏa hoạn ngày 15-4 được công bố cho thấy những đống đổ nát sập xuống từ phần mái nhà thờ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghi có bom, máy bay phải chuyển hướng trên đường băng ở California

Một người đã bị bắt giữ và gần 300 người đã được sơ tán khỏi chuyến bay của Hãng Hawaiian Airlines, sau khi có tin báo về khả năng máy bay bị đe dọa đánh bom.

Nghi có bom, máy bay phải chuyển hướng trên đường băng ở California

Ông Medvedev: Ukraine có 'một cơ hội cuối cùng'

Ông Medvedev cảnh báo Ukraine có cơ hội cuối cùng để duy trì một dạng nhà nước sau khi xung đột kết thúc, khẳng định Nga vẫn sẵn sàng đàm phán.

Ông Medvedev: Ukraine có 'một cơ hội cuối cùng'

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Thông tin nói rằng cụm từ "AstraZeneca" được dịch thành "con đường tới cái chết" trên Google Dịch đang lan truyền rộng rãi, nhưng các nhà ngôn ngữ học khẳng định đây chỉ là tin đồn thêu dệt.

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Ngày 21-5, Trung Quốc lên án các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ, gọi đây là hành vi "bắt nạt", đồng thời cảnh báo sẽ có hành động đáp trả.

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Taku Eto tuyên bố từ chức sau phát ngôn gây bức xúc dư luận khi ông nói rằng mình “chưa bao giờ phải mua gạo” trong bối cảnh giá gạo tăng cao.

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’

Thái Lan siết quản lý tài sản các chùa để ngăn chặn tham nhũng

Tại cuộc họp thường niên lần thứ 13 hôm 20-5, Hội đồng Tăng già tối cao Phật giáo Thái Lan đã thông qua bốn nghị quyết quan trọng nhằm tăng cường giám sát tài chính và quản lý tài sản trong các chùa, ngăn ngừa tình trạng biển thủ công đức.

Thái Lan siết quản lý tài sản các chùa để ngăn chặn tham nhũng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar