16/02/2015 08:20 GMT+7

​Tranh con giáp - vừa vẽ vừa chơi

ĐỖ PHẤN
ĐỖ PHẤN

TTXuân - Những tưởng như tranh con giáp xuất hiện vào dịp đầu xuân là cách chơi truyền thống lâu đời của người Việt mà không phải.

Tìm trong di sản mỹ thuật cổ xưa không thấy có thú chơi này. Tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, thậm chí tranh Làng Sình có vẽ đủ cả 12 con giáp cũng không nhằm mục đích thưởng ngoạn như một tác phẩm hội họa. Nó mang ý nghĩa của việc lễ lạt, cúng bái, phong thủy nhiều hơn.

Hội họa hàn lâm châu Âu du nhập vào Việt Nam quãng đầu thế kỷ 20 đã sản sinh ra một loạt họa sĩ tài năng với những tác phẩm lớn còn lưu giữ đến ngày nay cũng vô cùng hiếm hoi tranh vẽ con giáp.

Hình như chỉ có duy nhất một người xem việc vẽ tranh con giáp như một khám phá nghệ thuật riêng biệt của mình: họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm. Dĩ nhiên, ông cũng chỉ bắt đầu chú tâm vào việc vẽ tranh con giáp kể từ sau hòa bình lập lại năm 1954.

Trước đó trong kháng chiến, ông cũng như tất cả họa sĩ đi theo cách mạng lúc bấy giờ tập trung vào việc vẽ tranh tuyên truyền trên chiến khu và đào tạo lớp học trò kế cận. Trước nữa là thời kỳ Pháp thuộc. Hội họa chú tâm đến đề tài đô thị, những chim, hoa, lá, cá, gái, đan len, vườn xuân, hội hè đình đám. Dù có vẽ con người, cảnh vật thôn quê thì cũng là dưới góc nhìn của thị dân.

Có thể nói gần như chắc chắn rằng tranh vẽ con giáp hằng năm vào dịp tết của các họa sĩ bây giờ được bắt đầu từ Nguyễn Tư Nghiêm. Và rất có thể cái đích cuối cùng cũng ở đấy. Cho đến giờ này vẫn chưa có ai vượt thoát ra được khỏi lối vẽ tả thực về con giáp hằng năm. Và càng chưa có ai thực hiện được những tác phẩm tầm vóc lớn đến như ông Nghiêm về đề tài con giáp.

Nhưng không vì thế mà họa sĩ đương đại nản lòng với công việc tưởng chừng như không còn đất để sáng tạo. Mỗi người một cách, tìm cho mình hình thức biểu đạt để vẽ tranh con giáp. Thất bại nhiều, thành công cũng có tuy chưa ai hoàn thiện được bộ tranh con giáp của mình với chất lượng đỉnh cao.

Tôi được tiếp xúc với tranh con giáp của ông Nghiêm từ lúc còn rất nhỏ. Đúng ra phải gọi là lần đầu tiên tiếp xúc với hội họa. Hầu như tết năm nào ông cũng tặng bố tôi một vài bức. Mang về nhà sai thằng con lấy cơm nguội dán lên cửa kính chơi tết. Những bức tranh con giáp ông Nghiêm vẽ bằng bột màu lên giấy bản. Màu thấm dày dặn loang nhòe êm ái. Có cảm giác như nó được vẽ ra từ nảo nao xa lắc. Cổ kính. Trầm mặc. Lộng lẫy. Những tiếp xúc đầu tiên ấy không ngờ trở thành nỗi đam mê ám ảnh tôi suốt đến tận bây giờ.

Tranh con giáp hình như không dành cho họa sĩ trẻ mối quan tâm nhiều lắm. Nó không phù hợp với sục sạo nôn nóng kiếm tìm của lứa tuổi này. Ngay chính bản thân tôi cầm bút vẽ đã 40 năm cũng mới chỉ vẽ tranh con giáp vào khoảng 20 năm nay. Và cũng hiếm khi dám dùng đến những chất liệu sang trọng như sơn dầu, sơn mài để thể hiện. Lý do chỉ có một: kém tài.

Nhiều bạn bè họa sĩ thành danh của tôi cũng có chung nhận xét như vậy về việc vẽ con giáp. Để tìm kiếm cái đẹp, cái cao cả ở một đề tài hết sức hạn chế bay bổng như con giáp là điều thậm khó. Trong 12 con giáp có những con vật như con rắn, rồng chẳng có nhiều hình ảnh và động tác để tưởng tượng. Rắn thì bò và rồng thì bay. Chẳng thế mà bác Trạng Quỳnh xưa chỉ sau một tiếng trống đã vẽ xong mười con rắn.

Hơn 20 năm nay, đều đặn mỗi khi tết đến, tôi vẽ tranh con giáp tặng bạn bè. Số lượng tranh con giáp hằng năm tăng lên rất nhiều dù bạn bè chắc chắn ngày một ít đi. Năm nào đến giáp tết cũng tặng hết số tranh mình vẽ ra khoảng 70 bức.

Năm Ất Mùi 2015 sắp đến. Tròn một giáp kể từ sau triển lãm tranh con dê Quý Mùi 2003 của tôi, bạn bè lại có nhã ý tổ chức cho tôi một triển lãm tranh con dê. Lần này bày chung với tranh tĩnh vật hoa của họa sĩ Chu Hùng Sơn - người bạn học 40 năm trước ở Trường đại học Mỹ thuật.

Con dê dù là con vật thuần dưỡng lâu đời, nhưng lại không phải là vật nuôi phổ biến ở Việt Nam. Miền núi rất sẵn nhưng miền xuôi khá hiếm. Thế nên mới có tục ngữ rằng: “Treo đầu dê bán thịt chó”. Với nghệ thuật tạo hình, con dê có lẽ là con vật có nhiều góc cạnh, động tác, sắc màu phong phú, cho ta khả năng tư duy sáng tạo về nó nhiều hơn cả.

Chính vì thế, triển lãm con dê Quý Mùi của tôi tình cờ ra đời vào đầu năm 2003 khi số lượng tranh vẽ trong một tháng đã đủ bày cả phòng tranh lớn. Năm Ất Mùi này, nhờ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, số lượng tranh bày triển lãm không nhiều bằng nhưng cũng được lựa chọn ra từ gần 100 bức.

Một món quà đầu xuân cho bạn bè và những người yêu hội họa với tôi là niềm hạnh phúc lớn. Niềm hạnh phúc ấy được nhân lên gấp nhiều lần còn bởi vẽ tranh con giáp thật sự là một trò chơi thư giãn của nghề vẽ vốn đầy những lao động chân tay vất vả và vận động trí óc mệt nhoài. Và với người Việt thưởng thức hội họa bây giờ, tranh con giáp vẫn là loại hình có đông đảo khán giả nhất. 

ĐỖ PHẤN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đà Lạt định vị lại mình: Không chỉ là nơi để ngắm, mà là nơi để sống cùng

Đà Lạt là nơi duy nhất tại Việt Nam sở hữu cả 3 danh hiệu UNESCO. Khi tách thành 5 phường, nhiều kỳ vọng phát triển mới nhưng cũng có những lo ngại liệu thành phố di sản này có giữ được bản sắc văn hóa - sinh thái đặc trưng.

Đà Lạt định vị lại mình: Không chỉ là nơi để ngắm, mà là nơi để sống cùng

Hơn 1.000 tỉ đồng tu bổ, tôn tạo các công trình di tích tại TP.HCM

Trong 6 tháng đầu năm, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM triển khai hiệu quả các đề án phát triển ngành, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, thể dục thể thao, đẩy mạnh công tác quản lý trên các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

Hơn 1.000 tỉ đồng tu bổ, tôn tạo các công trình di tích tại TP.HCM

Xem những bức ảnh về xứ dừa Bến Tre tuyệt đẹp của chàng trai Nguyễn Khánh Vũ Khoa

Thông qua kể chuyện bằng hình ảnh, nhiếp ảnh gia Nguyễn Khánh Vũ Khoa đã khắc họa sống động hơi thở cuộc sống người dân xứ dừa qua bộ ảnh ‘Bến Tre - người và đất’.

Xem những bức ảnh về xứ dừa Bến Tre tuyệt đẹp của chàng trai Nguyễn Khánh Vũ Khoa

Văn nghệ sĩ phải ‘dắt tay người tốt trở lại văn học nghệ thuật’

Từ lâu văn học nghệ thuật đã thiếu những Đông Ki Sốt. Người tốt ngày một trở nên lẻ loi, xa vắng trong văn học nghệ thuật. Đến lúc các nhà văn cần phải dắt tay đưa người tốt trở lại văn học nghệ thuật.

Văn nghệ sĩ phải ‘dắt tay người tốt trở lại văn học nghệ thuật’

Tú Sương, Võ Minh Lâm, đôi tình nhân nhiều nước mắt trong Khát vọng vương quyền

Khát vọng vương quyền được Sân khấu Chí Linh - Vân Hà quay hình và tải lên mạng xã hội để phục vụ khán giả yêu cải lương. Tú Sương và Võ Minh Lâm tiếp tục là đôi tình nhân nhiều trắc trở.

Tú Sương, Võ Minh Lâm, đôi tình nhân nhiều nước mắt trong Khát vọng vương quyền

Bác sĩ tai mũi họng Bệnh viện TP Thủ Đức đoạt giải nhất ảnh ẩm thực thế giới với 'Bánh hỏi'

Đằng sau những giờ chẩn đoán, phẫu thuật cho người bệnh tai - mũi - họng, bác sĩ Đặng Hoài Anh (37 tuổi) còn là một nhiếp ảnh gia với những chuyến độc hành tìm kiếm chính mình qua khung ảnh.

Bác sĩ tai mũi họng Bệnh viện TP Thủ Đức đoạt giải nhất ảnh ẩm thực thế giới với 'Bánh hỏi'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar