10/10/2019 16:58 GMT+7

Tranh cãi xung quanh việc cơ quan y tế sản xuất thuốc dành cho một bệnh nhân

MINH HẢI (THEO NEW YORK TIME)
MINH HẢI (THEO NEW YORK TIME)

TTO - Một loại thuốc mới mất tới hàng triệu USD được điều chế ra chỉ để chữa trị cho một bệnh nhân duy nhất. Điều này đã gây tranh cãi về đạo đức y khoa và sự công bằng xã hội.

Loại thuốc này được mô tả trong Tạp chí Y học New England là phương pháp điều trị tùy chỉnh đầu tiên của Mỹ đối với một bệnh di truyền. Nó được gọi là milasen, theo tên của bệnh nhân duy nhất từng dùng nó: bé gái 8 tuổi Mila Makovec, sống cùng người mẹ Julia Vitarello ở Longmont, bang Colorado.

Bé Mila mắc chứng rối loạn thần kinh có tiến triển nhanh chóng gây tử vong. Các triệu chứng bắt đầu khi Mila 3 tuổi. Trong một vài năm, từ một đứa trẻ nhanh nhẹn, biết nói cười, Mila đã không thể nhìn, đứng hoặc ngẩng đầu lên. Bé phải ăn qua một ống dẫn và trải qua tới 30 cơn co giật mỗi ngày, mỗi lần kéo dài một hoặc hai phút.

Julia Vitarello được xác định mắc bệnh Batten, một dạng bệnh di truyền khi cơ thể bệnh nhận có hai phiên bản đột biến của gen MFSD8. Tuy nhiên, không giống các bệnh nhân khác, Mila chỉ có một gen bị đột biến, gen còn lại có vẻ bình thường.

Trước đó vào năm 2017, tiến sĩ y khoa Timothy Yu và các đồng nghiệp của ông tại Bệnh viện Boston Children phát hiện một đoạn DNA ngoại lai đã làm xáo trộn việc sản xuất một loại protein quan trọng trong phần gen nguyên vẹn. 

Vị bác sĩ này nảy ra ý tưởng "tạo nên một đoạn RNA tùy chỉnh để ngăn chặn tác động của DNA ngoại lai". Vấn đề là việc nghiên cứu, điều chế thuốc cho quá trình này rất tốn kém. 

Vì không có lựa chọn nào khác, mẹ của bé Mila đã thành lập quỹ "Phép màu của Mila", kêu gọi quyên góp được 3 triệu USD cho nhiều nỗ lực nghiên cứu này.

Có kinh phí, nhóm của Timothy Yu tham khảo ý kiến ​​của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ rồi bắt đầu nghiên cứu điều chế thuốc, thử nghiệm trên động vật. Cơ quan này đã cấp phép thuốc của riêng Mila và liều đầu tiên được sử dụng vào ngày 31-1- 2018.

Tranh cãi xung quanh việc cơ quan y tế sản xuất thuốc dành cho một bệnh nhân - Ảnh 1.

Bé Mila và mẹ. Ảnh: Julie Effrebauch

Trong gần một năm dùng thuốc, tuy chưa hoàn toàn hồi phục nhưng tình trạng sức khỏe của Mila có nhiều chuyển biến tích cực.

Trường hợp của Mila đã trở thành chủ đề gây tranh cãi trong giới y khoa và hàng triệu người dân Mỹ. 

Milasen được cho là loại thuốc đầu tiên được phát triển cho một bệnh nhân duy nhất. Trước đó từng có liệu pháp điều trị ung thư CAR-T cũng dành cho một bệnh nhân nhưng nó không phải là thuốc. 

Không thể phủ nhận tác dụng tích cực của phương pháp chữa bệnh này. Nó có thể trở thành ví dụ tiêu biểu cho sự phát triển nhanh chóng của các phương pháp điều trị phù hợp mỗi cá nhân mắc bệnh di truyền hiếm.

Nhưng vấn đề nằm ở sự công bằng với các bệnh nhân khác.

"Có hơn 7.000 bệnh hiếm gặp và hơn 90% không nhận được sự quan tâm điều trị của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ", theo Rachel Sher, phó chủ tịch phụ trách các vấn đề chính phủ và quản lý tại Tổ chức quốc gia về bệnh rối loạn hiếm gặp.

Chỉ tính riêng tại Mỹ, có hàng chục ngàn bệnh nhân gặp tình trạng giống như Mila, nhưng không phải ai cũng có điều kiện về tài chính, khả năng kết nối các mối quan hệ và nhiều yếu tố khác để được các nhà nghiên cứu chế tạo thuốc riêng cho mình.

"Thậm chí nếu có sự kết nối với đội ngũ y khoa giỏi nhất nước Mỹ đi nữa, ai sẽ là người trả tiền? Không phải chính phủ liên bang, không phải các công ty dược phẩm và cũng không phải công ty bảo hiểm, mà là gia đình bệnh nhân", tiến sĩ, giáo sư y học Steven Joffe, Đại học Pennsylvania cho biết.

Điều đó có nghĩa là thuốc cá nhân sẽ là một lựa chọn chỉ dành cho những người rất giàu có, những gia đình có khả năng huy động số tiền lớn hoặc những người có được các mối quan hệ cao, tìm sự hỗ trợ của các quỹ.

Kinh phí phát triển thuốc của Mila chủ yếu được quỹ do mẹ bé điều hành chi trả.

Không chỉ là vấn đề thiếu công bằng với bệnh nhân khác, việc cấp phép cho một loại thuốc cá nhân cũng là vấn đề đáng bàn luận. Những câu hỏi về độ an toàn cho bệnh nhân khi dùng thuốc không được trả lời. Do thuốc chỉ dùng cho một người duy nhất nên không có một thí nghiệm trường hợp nào trước đó về độ an toàn, có phản ứng phụ hay biến chứng nào không.

Nói một cách ngắn gọn, thì việc điều chế sản xuất thuốc cho bệnh nhân duy nhất vừa là để chữa bệnh cũng đồng nghĩa biến bệnh nhân đó thành "chuột bạch" nghiên cứu. Không ai nói trước được thành công hay thất bại.

MINH HẢI (THEO NEW YORK TIME)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kiểu tính cách nào là 'thủ phạm' khiến bạn mất ngủ?

Một nghiên cứu vừa phát hiện các đặc điểm tính cách có thể là lý do dẫn đến việc mất ngủ.

Kiểu tính cách nào là 'thủ phạm' khiến bạn mất ngủ?

Kiểm tra đột xuất một nhà máy sản xuất sản phẩm cho công ty chồng Đoàn Di Băng

Liên quan hai sản phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối, Thanh tra Sở Y tế Đồng Nai đã kiểm tra đột xuất nhà máy sản xuất sản phẩm này.

Kiểm tra đột xuất một nhà máy sản xuất sản phẩm cho công ty chồng Đoàn Di Băng

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Nestlé Việt Nam nói gì về việc sử dụng thông tin của Viện Dinh dưỡng?

Liên quan quảng cáo Nestlé Milo 'được thử nghiệm lâm sàng của Viện Dinh dưỡng quốc gia', Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã có báo cáo gửi Cục An toàn thực phẩm.

Nestlé Việt Nam nói gì về việc sử dụng thông tin của Viện Dinh dưỡng?

Hàng trăm bệnh nhân ung thư được điều trị thuốc thế hệ mới miễn phí nhờ nghiên cứu

Hàng trăm bệnh nhân ung thư Việt Nam đã được tiếp cận với những loại thuốc thế hệ mới, rất mắc tiền nhưng được miễn phí.

Hàng trăm bệnh nhân ung thư được điều trị thuốc thế hệ mới miễn phí nhờ nghiên cứu

Bé trai 6 tuổi ở Đồng Nai tử vong do bệnh sởi, bị tim bẩm sinh và chưa tiêm vắc xin

Đồng Nai vừa ghi nhận ca tử vong đầu tiên trong năm 2025 do mắc bệnh sởi là bé trai 6 tuổi, bị bệnh tim bẩm sinh và chưa tiêm vắc xin phòng ngừa.

Bé trai 6 tuổi ở Đồng Nai tử vong do bệnh sởi, bị tim bẩm sinh và chưa tiêm vắc xin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar