21/08/2020 12:53 GMT+7

Dân mạng Indonesia nổi giận vì tiền mới nghi có yếu tố Trung Quốc

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Tờ tiền mới mệnh giá 75.000 rupiah của Indonesia có in hình 9 đứa trẻ mặc trang phục truyền thống của xứ sở vạn đảo. Tuy nhiên, người dùng mạng nghi ngờ có 1 đứa trẻ đang mặc trang phục Trung Quốc.

Dân mạng Indonesia nổi giận vì tiền mới nghi có yếu tố Trung Quốc - Ảnh 1.

Tờ tiền mới có mệnh giá 75.000 rupiah (trái) và hình đứa trẻ bị nghi mặc trang phục Trung Quốc (khoanh đỏ) - Ảnh chụp màn hình SCMP/Facebook

Báo South China Morning Post (SCMP) ngày 20-8 đăng câu chuyện Indonesia phát hành một tờ tiền mới gây nhiều tranh cãi, khi nước này vừa qua kỷ niệm 75 năm quốc khánh. Tờ tiền này in hình những đứa trẻ mặc trang phục truyền thống nhưng lại nghi có "yếu tố Trung Quốc".

Cụ thể, Ngân hàng trung ương Indonesia đã cho ra mắt tờ 75.000 rupiah mới (tương đương 5 USD) trong tháng này để kỷ niệm 75 năm độc lập. Tờ tiền được kỳ vọng sẽ cho thấy sự đa dạng văn hóa của xứ sở vạn đảo.

Tờ tiền mới cho thấy 9 đứa trẻ đến từ 9 trong số 34 tỉnh của Indonesia đang mặc trang phục truyền thống.

Tuy nhiên có một đứa trẻ - mặc trang phục của người Tidung ở tỉnh Bắc Kalimantan, giáp biên giới Malaysia - bị người dùng mạng xã hội Facebook và Twitter nghi là thật sự đang mặc trang phục truyền thống Trung Quốc.

Một người Indonesia viết trên Twitter: "Điều đó chứng minh Indonesia là thuộc địa của Trung Quốc". Một người dùng khác còn hỏi bao lâu nữa thì các tờ tiền giấy của Indonesia sẽ in hình múa lân và các vị thần ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, có người đã phản bác nghi vấn trên. Một trong số họ nói rằng những ai tin vào các thông tin lan truyền trên đều "mù văn hóa Indonesia". Một người khác hỏi rằng phải chăng người Indonesia ít hiểu biết về các trang phục truyền thống của chính đất nước họ.

Dân mạng Indonesia nổi giận vì tiền mới nghi có yếu tố Trung Quốc - Ảnh 2.

Mặt trước và mặt sau của tờ tiền mới 75.000 rupiah. Tờ tiền được ngân hàng trung ương Indonesia phát hành trong tháng 8 này để kỷ niệm 75 năm quốc khánh - Ảnh: Jakarta Post/Bank Indonesia

Đầu tuần này, Marlison Hakim, người đứng đầu bộ phận quản lý tiền tệ của Ngân hàng Indonesia (ngân hàng trung ương của Indonesia), cho biết việc in hình những đứa trẻ như trên là để "nhấn mạnh sự đa dạng - một tài sản của đất nước Indonesia", khi mà 9 tỉnh trên đã không được đưa lên các tờ tiền giấy trước đây.

Sau vụ việc gây tranh cãi về trang phục của đứa trẻ in trên tờ tiền, kênh truyền hình địa phương Kompas TV đã phát một cuộc phỏng vấn với một học sinh. Học sinh này cho biết đã mặc trang phục truyền thống của người Tidung và cảm thấy vui vì bức ảnh của cậu được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

Theo SCMP, vụ việc trên là trường hợp mới nhất về các tin tức giả trên mạng nhằm gây ra căng thẳng tôn giáo và sắc tộc ở quốc gia 270 triệu dân với phần đông theo Hồi giáo này.

Aribowo Sasmito, người đứng đầu đội "kiểm tra sự thật" tại tổ chức Mafindo ở Indonesia, nói rằng các tin giả có liên quan tới các "yếu tố Trung Quốc" sẽ luôn nhận được sự quan tâm vì có một số người "rất thích" lan truyền những thông tin như vậy nhắm vào người Trung Quốc.

Indonesia dựng quan tài bên đường để 'hù' dân hợp tác chống dịch

TTO - 'Số ca nhiễm tăng ngày qua, ngày nhưng người dân vẫn phớt lờ các biện pháp y tế. Việc dựng quan tài bên đường sẽ giúp người dân giữ cảnh giác để họ thay đổi hành vi' - một quan chức tại Jakarta chia sẻ về cách làm mới.

BÌNH AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Đoạn video xúc động về cựu binh Thế chiến 2 hát tưởng nhớ người bạn gây sốt mạng xã hội Mỹ, nhưng đây thực chất lại chỉ là sản phẩm dàn dựng bằng công nghệ AI tinh vi.

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Sự thật phía sau video Trung Quốc phá vòng phong tỏa của Israel để cứu trợ Gaza

Đoạn video gây sốt trên mạng xã hội được cho là ghi lại cảnh Trung Quốc đã phá vòng phong tỏa của Israel để thả hàng cứu trợ Dải Gaza thực chất là thông tin sai sự thật.

Sự thật phía sau video Trung Quốc phá vòng phong tỏa của Israel để cứu trợ Gaza

Video thả tảng đá nặng 1 tấn xuống xe Tesla Cybertruck là giả, do AI tạo ra

Một video đang gây sốt trên mạng xã hội cho thấy chiếc Tesla Cybertruck vẫn nguyên vẹn sau khi bị thả tảng đá 1 tấn từ trên cao xuống. Tuy nhiên, thực tế đây là video giả, được tạo ra bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

Video thả tảng đá nặng 1 tấn xuống xe Tesla Cybertruck là giả, do AI tạo ra

Chưa có chứng cứ cho thấy ông Biden che giấu việc mình bị ung thư tuyến tiền liệt

Việc ông Biden công bố thông tin mắc ung thư tuyến tiền liệt đã làm dấy lên nhiều nghi vấn và tranh cãi, nhưng các chuyên gia khẳng định đây là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi và không có dấu hiệu bị che giấu như đồn đoán.

Chưa có chứng cứ cho thấy ông Biden che giấu việc mình bị ung thư tuyến tiền liệt

Malaysia lo ngại vì tin giả vắc xin gây đột tử ở trẻ sơ sinh

Một bác sĩ bị đình chỉ giấy phép hành nghề tuyên bố vắc xin gây đột tử ở trẻ sơ sinh, khiến thông tin này lan truyền tại Malaysia và gây hoang mang dù giới chuyên gia đã nhiều lần bác bỏ quan điểm sai lệch này.

Malaysia lo ngại vì tin giả vắc xin gây đột tử ở trẻ sơ sinh

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Những năm gần đây, thuốc chống giun sán ivermectin liên tục được lan truyền trên mạng xã hội như một “thần dược” có thể chữa khỏi COVID-19 và ung thư. Tuy nhiên giới chuyên môn khẳng định thông tin này là sai sự thật.

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar