24/05/2023 21:22 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tranh cãi về cách hiểu ‘người đang sử dụng đất’

Quan điểm xác định “người đang sử dụng đất” giữa người dân và chính quyền khác nhau dẫn tới việc không thể thống nhất phương án bồi thường giải phóng mặt bằng.

Tranh cãi về cách hiểu ‘người đang sử dụng đất’ - Ảnh 1.

Khu vực đất thuộc diện thu hồi để phục vụ dự án xây dựng khu tái định cư tại xã Hoa Động, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng - Ảnh: TIẾN THẮNG

Ngày 24-5, Tòa án nhân dân TP Hải Phòng mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án "khiếu kiện quyết định hành chính" liên quan việc giải quyết bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất tại xã Hoa Động, huyện Thủy Nguyên để thực hiện khu tái định cư thuộc dự án đầu tư xây dựng cải tạo đường 359.

Mỗi bên một cách hiểu về 'người đang sử dụng đất'

Tại tòa, ông Nguyễn Trung Việt (38 tuổi, nguyên đơn khởi kiện) cho biết năm 2019, mình cùng hai người em được bố mẹ cho tặng mỗi người một mảnh đất thổ cư rộng 72,5m² và đã được UBND huyện Thủy Nguyên cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho riêng từng người.

Tháng 9-2020, huyện Thủy Nguyên có quyết định thu hồi phần lớn diện tích của cả ba lô đất trên, phần diện tích còn lại không đủ điều kiện để được cấp sổ mới, dù không còn nhà ở hoặc đất ở khác tại địa phương nhưng lại không được xem xét bồi thường bằng đất hoặc hỗ trợ tái định cư theo quy định.

"Ban giải phóng mặt bằng huyện Thủy Nguyên chỉ lên phương án bồi thường bằng tiền với đơn giá 3 triệu đồng/m2, khoảng 180 triệu đồng, là thấp hơn nhiều lần so với giá thị trường nên tôi không đồng ý với phương án bồi thường bằng tiền" - ông Việt nêu.

Tranh cãi về cách hiểu ‘người đang sử dụng đất’ - Ảnh 2.

Phần đất của gia đình ông Việt liên quan tranh luận vấn đề "người đang sử dụng đất" đã bị cưỡng chế - Ảnh: TIẾN THẮNG

Cũng theo ông Việt, bản thân vẫn đang sử dụng đất nhưng vì hoàn cảnh kinh tế, điều kiện chưa cho phép nên chưa xây được nhà mà chỉ trồng cây, làm vườn.

Điều này được chứng minh thông qua giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xác nhận của UBND xã Hoa Động ngày 12-11-2020, khẳng định ông Việt đang là người sử dụng ổn định thửa đất.

Nêu quan điểm tại tòa, đại diện UBND huyện Thủy Nguyên cho rằng "người đang sử dụng đất" tức là người đó phải có công trình nhà ở trên đất và sinh hoạt ăn ở tại đó. Đối với trường hợp của ông Việt, tuy có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng thực tế tại thời điểm thu hồi lại không có nhà trên đất, không sinh sống trên thửa đất.

Tái định cư kiểu "người có, người không"

Cũng tại phiên tòa, ông Việt và luật sư bào chữa trình bày về việc ở cùng xóm có hộ ông Nguyễn Đức S. (43 tuổi) cũng được bố mẹ cho tặng mảnh đất 129m², đã tách thửa năm 2019 và bị thu hồi 100%. Trên thửa đất của ông S. cũng không có công trình nhà ở và công trình khác phục vụ việc ăn ở (đất trống).

Khi hội đồng xét duyệt lên phương án, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thủy Nguyên cũng đề xuất không giao đất tái định cư cho ông S., nhưng đến tháng 3-2023 vừa qua, huyện Thủy Nguyên lại bố trí cho ông S. một lô tái định cư rộng 108m², đến nay đã được cấp sổ đỏ.

"Cách giải quyết bồi thường, hỗ trợ tái định cư của huyện Thủy Nguyên như vậy là không công bằng và không đúng quy định pháp luật" - ông Việt bức xúc.

Tranh cãi về cách hiểu ‘người đang sử dụng đất’ - Ảnh 3.

Dự án khu tái định cư tại xã Hoa Động, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng vẫn đang dang dở liên quan vấn đề thu hồi đất - Ảnh: TIẾN THẮNG

Luật sư Vũ Anh Tuấn - thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội - cho rằng trong hệ thống các quy phạm pháp luật về đất đai thì không có khái niệm nào về "người đang sử dụng đất", Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là đã trao quyền cho người dân sử dụng.

Sau khi xem xét các ý kiến tranh luận tại tòa, hội đồng xét xử đánh giá việc UBND TP Hải Phòng và UBND huyện Thủy Nguyên áp dụng phương án bồi thường bằng tiền khi thu hồi đất của gia đình ông Việt, trả lời giải quyết các khiếu nại là đúng quy định pháp luật.

Do đó, hội đồng xét xử bác bỏ nội dung khởi kiện của nguyên đơn. Phía ông Việt cho biết sẽ tiếp tục kháng cáo để đòi quyền lợi hợp pháp của gia đình.

Dân lo ‘màn trời chiếu đất’ khi đất ở bị thu hồi nhưng không được tái định cư

TTO - Nhiều hộ dân tại khu Đường Đá, xã Hoa Động, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng đang kêu cứu vì đất ở được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng bị thu hồi 100% hoặc gần hết mà lại không được bố trí tái định cư.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khởi tố lãnh đạo công ty ở TP.HCM vì làm giả phiếu quan trắc môi trường

Lãnh đạo và nhân viên của một công ty dịch vụ môi trường ở TP.HCM bị Công an TP Huế khởi tố vì hành vi làm giả phiếu quan trắc môi trường.

Khởi tố lãnh đạo công ty ở TP.HCM vì làm giả phiếu quan trắc môi trường

Vụ tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ: Tổng cục Thi hành án dân sự vào cuộc

Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự đã có quyết định chấp nhận một phần khiếu nại của bà Hà, trong vụ án tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ tại Phú Yên.

Vụ tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ: Tổng cục Thi hành án dân sự vào cuộc

Bắt người nhẫn tâm lừa đổi vé số giả trúng thưởng, chiếm đoạt tiền của người khuyết tật

Người đàn ông ở Quảng Nam đã lừa đổi vé số giả trúng thưởng, chiếm đoạt 2,2 triệu đồng của người khuyết tật đi xe lăn bán vé số.

Bắt người nhẫn tâm lừa đổi vé số giả trúng thưởng, chiếm đoạt tiền của người khuyết tật

Lợi dụng chính sách nhân đạo, người phụ nữ ở Phú Quốc tiếp tục lừa đảo

Ngày 14-5, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên sơ thẩm, tuyên phạt Triệu Thị Huyền Trang (29 tuổi, ở phường Dương Đông, TP Phú Quốc) 30 năm tù giam về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Lợi dụng chính sách nhân đạo, người phụ nữ ở Phú Quốc tiếp tục lừa đảo

Phụ trách chi nhánh ngân hàng hạch toán khống, 'nướng' 10,5 tỉ vào cờ bạc online

Luân chỉ đạo cho hai giao dịch viên ngân hàng hạch toán khống 5 lần trong một ngày, chuyển vô tài khoản của Luân tổng số tiền hơn 13,9 tỉ đồng.

Phụ trách chi nhánh ngân hàng hạch toán khống, 'nướng' 10,5 tỉ vào cờ bạc online

Chủ nợ chém con nợ vì đòi tiền không được

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cà Mau đang thụ lý điều tra vụ chủ nợ chém con nợ bị thương do đòi tiền không được.

Chủ nợ chém con nợ vì đòi tiền không được
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar