14/03/2024 10:20 GMT+7

Trang phục đến trường: Tự do không có nghĩa là tùy tiện

Lý luận rằng trang phục là quyền tự do của mỗi người cũng không sai. Mỗi người có cái tôi, sở thích, phong cách riêng nên mặc gì là quyền của họ miễn cảm thấy thoải mái, tự tin.

Không khó để bắt gặp những mái đầu bạc trắng, vàng khè, tím ngắt... trong khuôn viên các trường đại học hiện nay - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Không khó để bắt gặp những mái đầu bạc trắng, vàng khè, tím ngắt... trong khuôn viên các trường đại học hiện nay - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

"Ăn coi nồi, ngồi coi hướng" - câu tục ngữ hầu như học sinh nào cũng được học ở bậc phổ thông - không chỉ có ý nghĩa giáo dục về cách ăn uống, chọn vị trí ngồi khi ăn mà còn là cách ứng xử sao cho phù hợp với các hoàn cảnh trong đời sống hằng ngày.

Một giảng viên đại học mặc quần xà lỏn, áo thun hay đồ ngủ, mang dép lê lên lớp thì hẳn sinh viên sẽ trầm trồ rồi ngạc nhiên, dè bỉu hay khó chịu.

Thậm chí sinh viên có thể bóc phốt giảng viên ngay trên mạng xã hội. Thế nhưng khi sinh viên ăn mặc quá lố, không phù hợp bị nhắc nhở, các bạn lại lấy quyền tự do cá nhân ra để biện bạch cho sự cẩu thả, thiếu ý thức của mình.

Lý luận rằng trang phục là quyền tự do của mỗi người cũng không sai. Mỗi người có cái tôi, sở thích, phong cách riêng nên mặc gì là quyền của họ miễn cảm thấy thoải mái, tự tin.

Thế nhưng, sự tự do thái quá sẽ thành tùy tiện. Đụng gì mặc nấy bất chấp nơi mình đến, bất chấp hoàn cảnh, bất chấp khuôn khổ chung, bất chấp quy tắc của số đông - đó không phải là tự do mà là sự lố bịch, thiếu tôn trọng người khác và cộng đồng nơi mình tới.

Cách đây gần 20 năm, sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) nhuộm tóc xanh đỏ vào trường sẽ lập tức bị kỷ luật. Thế nhưng ngày nay, trường chỉ yêu cầu sinh viên để tóc gọn gàng và không có chuyện bị kỷ luật vì tóc tai như ngày trước.

Tất nhiên cũng có nhiều trường quy định cứng về trang phục, cấm tiệt các loại áo không có cổ, váy tối thiểu ngang gối trên một chút không được, không được trang điểm loè loẹt... đôi khi cũng khiến sinh viên bí bách, khó chịu.

Sinh viên đến trường là để học, để tiếp nhận tri thức từ thầy cô. Cũng có thể một lúc nào đó đến trường để "flex nhẹ" những bộ đồ sang xịn, phong cách mới với bạn bè. Nhưng đừng làm quá!

Môi trường giáo dục có nề nếp, tôn ti trật tự, có quy tắc ứng xử và ăn mặc phù hợp. Tâm thế tôn trọng lẫn nhau phải luôn thường trực. Sinh viên đã đủ trưởng thành để nhận thức, điều chỉnh và chịu trách nhiệm với hành vi của mình.

Biết ăn mặc hợp thời, đừng khác biệt quá mức đến lạc loài giữa số đông. Đó cũng là kỹ năng sống quan trọng không chỉ với sinh viên ở hiện tại mà còn sau này.

Tuy nhiên, các quy định về trang phục không nên quá cứng nhắc khiến sinh viên cảm thấy bị đè nén, mất tự do. Dung hòa để có sự tôn trọng, thoải mái cần thiết. Tự do quá đôi khi hóa tùy tiện. Cứng nhắc quá lại già néo đứt dây.

Sinh viên mặc hở, phản cảm: Các trường nói gì?

Sinh viên một số trường ăn mặc chưa phù hợp khi tới trường, đại diện nhiều trường cho rằng sinh viên có quyền tự do nhưng đừng làm lố.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây tiền tỉ, dùng vài năm rồi bỏ hoang

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây dựng với mục tiêu đào tạo nghề, giúp học viên có nơi thực hành trồng trọt, chăn nuôi, nâng cao tay nghề để tạo ra thu nhập. Thế nhưng trung tâm hoàn thành đi vào sử dụng được 2 năm đã tạm dừng hoạt động.

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây tiền tỉ, dùng vài năm rồi bỏ hoang

Vụ một huyện ở Đồng Nai ra Hà Giang học tập kinh nghiệm: Yêu cầu dừng đi để lo sắp xếp bộ máy

Liên quan đến vụ một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang "học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục", trưa 20-5, huyện Vĩnh Cửu đã chỉ đạo tạm dừng đi.

Vụ một huyện ở Đồng Nai ra Hà Giang học tập kinh nghiệm: Yêu cầu dừng đi để lo sắp xếp bộ máy

Gia Lai chỉ đạo nóng vụ thầy giáo dâm ô nhiều nữ sinh, hiệu trưởng 'gởi nhầm' ảnh phụ nữ nhạy cảm

UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu chấn chỉnh đạo đức nhà giáo và tăng cường phòng chống xâm hại học đường, bảo vệ trẻ em sau một số vụ việc nổi cộm trong ngành giáo dục trên địa bàn.

Gia Lai chỉ đạo nóng vụ thầy giáo dâm ô nhiều nữ sinh, hiệu trưởng 'gởi nhầm' ảnh phụ nữ nhạy cảm

Một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang 'học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục'?

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai lên kế hoạch 5 ngày để lãnh đạo, chuyên viên, giáo viên bay ra tỉnh Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số.

Một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang 'học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục'?

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'

Một dự án thay đổi phương pháp dạy giáo dục thể chất được Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho biết đã tác động đến hơn 21.000 học sinh.

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar