24/03/2020 09:56 GMT+7
Trở lại chủ đề

Trắng đêm chuyển người vào khu cách ly

HOÀNG LỘC - DUYÊN PHAN
HOÀNG LỘC - DUYÊN PHAN

TTO - 18h. Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM. 'Reng…Reng…Reng'. Đầu dây bên kia, một giọng nam gấp gáp: 'Tôi là bác sĩ Bằng. Ở khu A KTX ĐH Quốc gia có 2 ca từ nước ngoài về cách ly tập trung nghi nhiễm COVID-19. Biểu hiện sốt cao 38,5 độ, ho, đau ngực'.

Trắng đêm chuyển người vào khu cách ly - Ảnh 1.

Sau khi được đưa từ khu cách KTX khu A ĐH Quốc gia TP.HCM về Bệnh viện quận Bình Thạnh đêm 22-3, người nghi nhiễm được khử khuẩn từ khi bước xuống xe - Ảnh: DUYÊN PHAN

Những thông tin cực ngắn gọn này lập tức được chị Trần Thị Thanh Trang - nhân viên trực tổng đài, lần lượt điều phối đến 3 trạm cấp cứu vệ tinh gần nhất gồm Bệnh viện quậnThủ Đức, Bệnh viện quận 9, Bệnh viện quận 2 nhưng tất cả đều đang trong tình trạng "vận chuyển người đi cách ly".

Lúc này, thông tin được "bắn" trực tiếp cho trưởng tua trực để điều lực lực lượng từ Trung tâm cấp cứu (Q.10), theo xe cứu thương hụ còi hướng về KTX ĐH Quốc gia TP.HCM (Q.Thủ Đức), nơi có hai người nghi nhiễm COVID-19 đang đợi được vận chuyển đi cách ly.

Từ ngày dịch COVID-19 bùng phát ở nhiều nơi, lượng người ở nước ngoài đổ về Việt Nam ngày càng nhiều cũng chính là lúc các nhân viên của Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu vệ tinh khắp TP phải thay phiên nhau "gồng" mình túc trực suốt ngày đêm với một "nhiệm vụ kép": Vận chuyển người đi cách ly và vận chuyển người bị bệnh, tai nạn đi cấp cứu.

Đêm nay nhiệm vụ vận chuyển người đi cách ly được giao cho hai chàng trai có tuổi đời còn trẻ, gồm tài xế Trần Tuấn Anh (29 tuổi) và y sĩ Lê Quang Trí (31 tuổi). 

Với một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như COVID-19, việc trang bị đồ bảo hộ là điều kiện bắt buộc với mỗi nhân viên vận chuyển người bệnh. Bởi vậy trước khi lên đường trông bộ dạng của họ như những "phi hành gia", khi phải khoác trên mình một bộ đồ bảo hộ kín từ đầu đến chân; phải đeo găng tay hai lớp, khẩu trang, kính...

Không chỉ thế, tài xế Tuấn Anh còn bảo - cao điểm mùa dịch lắm lúc lao ra đường xe cứu thương được người dân coi như "vật thể lạ". 

"Hễ thấy trên xe cứu thương có các nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ là y như rằng người dân đổ xô chú ý. Xe đi đến đâu người dân đều nghĩ ở đó có ca bệnh, có người còn nhanh tay quay phim, chụp ảnh để tung lên mạng" - y sĩ Trí chia sẻ.

Trời Sài Gòn đã về đêm, nhưng trong cabin xe cấp cứu nóng hầm hập. Càng về khuya, trong bộ đồ kín mít, trên gương mặt, trong từng khóe mắt của họ nhễ nhại mồ hôi. 

"Đồ bảo hộ từ lúc mặc cho đến khi cởi ra tuyệt đối không được đụng vào. Có nóng quá, mồ hôi có chảy cay xè nhòe cả mắt cũng phải ráng chịu cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ mới thôi" - y sĩ Trí nói.

Và phải sau gần 4 tiếng đồng hồ len lỏi giữa dòng xe cộ tấp nập, lúc chuyển hai người nghi nhiễm vào phòng cách ly của Bệnh viện Q.Bình Thạnh, hai nhân viên mới thở phào nhẹ nhõm.

Bác sĩ Nguyễn Duy Long - giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 - cho biết đến nay đơn vị đã xuất xe vận chuyển được 149 ca nhiễm, nghi nhiễm COVID-19 từ sân bay Tân Sơn Nhất về các nơi như Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP, một số khu cách ly ở các bệnh viện quận, huyện và các nơi cách ly tập trung ở Quân đoàn 4, Cần Giờ, Củ Chi.

"Những ca đơn vị phụ trách chuyển đều có dấu hiệu nhiễm bệnh, có các triệu chứng lâm sàng cần phải được xét nghiệm để cách ly điều trị. Từ đầu mùa dịch đến nay, mỗi ngày các nhân viên đều được chia tua túc trực, khi có ca là ai nấy đều sẵn sàng lên đường bất kể ngày đêm, xa hay gần", bác sĩ Long chia sẻ.

Phóng viên Tuổi Trẻ online theo chân và ghi lại hành trình chuyển hai ca nghi nhiễm COVID-19 từ KTX ĐH Quốc gia về Bệnh viện quận Bình Thạnh đêm 22-3.

Trắng đêm chuyển người vào khu cách ly - Ảnh 2.

Đội ngũ trực đường dây nóng tối 22-3 tất bật nhận các cuộc gọi khẩn cấp - Ảnh: DUYÊN PHAN

Trắng đêm chuyển người vào khu cách ly - Ảnh 3.

Nhận được điện thoại, ngay lập tức y sĩ Lê Quang Trí (31 tuổi) khoác lên mình bộ đồ bảo hộ để cùng đồng nghiệp đi đón người nghi nhiễm - Ảnh: DUYÊN PHAN

Trắng đêm chuyển người vào khu cách ly - Ảnh 4.

Giúp đỡ nhau mặc trang phục bảo hộ nhanh và an toàn nhất để tiết kiệm thời gian - Ảnh: DUYÊN PHAN

Trắng đêm chuyển người vào khu cách ly - Ảnh 5.

Tài xế Trần Tuấn Anh (29 tuổi) tức tốc khởi hành cùng đồng nghiệp đi đón người nghi nhiễm - Ảnh: DUYÊN PHAN

Trắng đêm chuyển người vào khu cách ly - Ảnh 6.

Khu cách ly nằm xa trung tâm thành phố, các nhân viên y tế phải sử dụng ứng dụng chỉ đường, chiếc điện thoại cũng được bọc kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn - Ảnh: DUYÊN PHAN

Trắng đêm chuyển người vào khu cách ly - Ảnh 7.

Đến nơi y sĩ Lê Quang Trí gọi điện thoại liên lạc để bên trung tâm quản lý đưa người cách ly xuống - Ảnh: DUYÊN PHAN

Trắng đêm chuyển người vào khu cách ly - Ảnh 8.

Trong lúc này tài xế Tuấn Anh tranh thủ chợp mắt sau hành trình khá mệt mỏi - Ảnh: DUYÊN PHAN

Trắng đêm chuyển người vào khu cách ly - Ảnh 9.

Nhân viên điều dưỡng làm hồ sơ bàn giao người nghi nhiễm cho Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Trắng đêm chuyển người vào khu cách ly - Ảnh 10.

Hai ca nghi nhiễm xuất hiện với trang phục bảo hộ kỹ lưỡng và di chuyển theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế - Ảnh: DUYÊN PHAN

Trắng đêm chuyển người vào khu cách ly - Ảnh 11.

Nhân viên y tế giúp chuyển đồ của các ca nghi nhiễm lên xe - Ảnh: DUYÊN PHAN

Trắng đêm chuyển người vào khu cách ly - Ảnh 12.

Khu cách ly KTX ĐHQG TP.HCM sáng đèn, ảnh chụp tối 22-3 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Trắng đêm chuyển người vào khu cách ly - Ảnh 13.

Bệnh viện quận Bình Thạnh tiếp nhận các ca nghi nhiễm và tiến hành sát khuẩn ngay lập tức - Ảnh: DUYÊN PHAN

Trắng đêm chuyển người vào khu cách ly - Ảnh 14.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các nhân viên y tế tiến hành khử khuẩn ngay để đảm bảo an toàn - Ảnh: DUYÊN PHAN

Trắng đêm chuyển người vào khu cách ly - Ảnh 15.

23h45 các nhân viên y tế tại Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM vẫn tất bật với công việc của mình - Ảnh: DUYÊN PHAN

Trắng đêm chuyển người vào khu cách ly - Ảnh 16.

Sau những phút gồng mình chạy đua với công việc, các nhân viên y tế tại Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM mới có cho mình vài phút giây thư giãn trong đêm - Ảnh: DUYÊN PHAN

Biệt đội 'siêu nhân xanh'

TTO - Đeo kính, mặc bộ đồ bảo hộ kín mít từ đầu đến chân, chẳng nhìn thấy mặt nhưng hễ nhắc đến các chú, các anh, ở khu cách ly ai cũng xúc động đặt cho cái tên 'siêu nhân xanh'.

HOÀNG LỘC - DUYÊN PHAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Có bàn chân không còn ngón, có bàn chân chỉ còn lại phần gót, có những trường hợp chỉ còn một nửa bàn chân, thậm chí cụt hẳn hai chân.

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar