05/10/2004 05:01 GMT+7

Tràn lan thương binh giả, huân chương giả

VŨ TOÀN
VŨ TOÀN

TT - Ông Nguyễn Đức Quang - 80 tuổi, thương binh (TB) chống Pháp, cán bộ lão thành cách mạng ở xã Sơn Trà, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) - đã không chịu nổi cảnh “ngồi họp chung với những TB giả, nhất là khi phải nghe những cha ấy lên bục phát biểu”, nói: “Từ năm 1985 trở về trước xã Sơn Trà chỉ có sáu TB, thế mà đến nay bỗng dưng xuất hiện tới 70 TB. Đi đâu trong xóm xã cũng nghe dân bàn tán chuyện TB giả”.

Phóng to
Tên tuổi liệt sĩ giả Lê Văn Khuyên khắc trên bia tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ của xã Sơn Trà đã bị xóa
TT - Ông Nguyễn Đức Quang - 80 tuổi, thương binh (TB) chống Pháp, cán bộ lão thành cách mạng ở xã Sơn Trà, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) - đã không chịu nổi cảnh “ngồi họp chung với những TB giả, nhất là khi phải nghe những cha ấy lên bục phát biểu”, nói: “Từ năm 1985 trở về trước xã Sơn Trà chỉ có sáu TB, thế mà đến nay bỗng dưng xuất hiện tới 70 TB. Đi đâu trong xóm xã cũng nghe dân bàn tán chuyện TB giả”.

Đua nhau làm giả

Trưa 28-9-2004, chúng tôi gõ cửa vị TB giả đầu tiên của xã Sơn Trà là ông Lê Phụ. Hình như việc làm giả TB đã khiến tâm tư ông không yên ổn bấy lâu nay nên khi nghe hỏi về chuyện TB, ông vội chối quanh một lúc rồi ấp úng nói: “Tôi đi công nhân Lâm trường Hương Sơn 18 năm. Sau bị nứa đâm vào đầu gối nên năm 1998 xin về. Lúc đó xã đang có phong trào làm TB, lại được mấy tay “cò” đến săn hỏi suốt ngày nên tôi chi 3 triệu đồng để có cái thẻ”.

Ông Lê Xuân Quyền - nguyên chủ tịch UBND xã, nay là phó chủ tịch HĐND xã Sơn Trà, đi bộ đội năm 1977 thuộc sư đoàn huấn luyện 441- Quân khu 4, không tham gia chiến đấu, không bị thương, xuất ngũ năm 1981 nhưng cũng có thẻ TB năm 1977.

Khi tôi hỏi ai là người làm chứng cho anh, ông Quyền trả lời: “Không nhớ ai xác nhận. Không biết họ ở đâu. Không biết bị thương ngày nào”!

Ông Quyền thú thật thẻ TB có được là nhờ một người trong xã làm hộ. Anh Lê Trần Hường - đảng viên, đại biểu HĐND xã Sơn Trà - bức xúc kể một chuyện thật như bịa: Ngày 25-7-1968 trong trận oanh tạc của máy bay Mỹ, một quả bom bi nổ tại xóm Pheo làm chết 11 người, trong đó có ông Lê Văn Khuyên.

Không biết do đâu mà năm 1997 xã lại lập hồ sơ giả cho rằng ông Khuyên đang chỉ huy dân quân lấp hố bom thì bị bom sát hại. Thế là ông Khuyên trở thành liệt sĩ.

Chuyện bị lộ từ năm 2000: khi UBND xã Sơn Trà làm lễ khánh thành nhà bia liệt sĩ, nhiều người dân ngỡ ngàng khi thấy tên ông Khuyên khắc nét trên bảng vàng danh dự tại dòng số 93 giữa danh sách các anh hùng, liệt sĩ (!).

Cũng tại Sơn Trà, ông Văn Đình Tuyết, đương chức bí thư đảng ủy xã, có ba nấc tuổi khác nhau gồm 1950, 1949, 1944. Ông Tuyết phải khai man tuổi để đủ năm làm Huy chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng ba.

Trưa 29-9, chúng tôi đi tìm ông H. - một cán bộ tâm huyết của Sơn Trà. Không giấu giếm, ông H. nói: “Muốn làm được huân huy chương (HHC) các đối tượng phải khai tuổi lùi một giáp mới có đủ năm công tác theo yêu cầu của chỉ thị 26. Nhưng khi làm hồ sơ cán bộ thì chính họ lại khai tiến trở lại một giáp để đảm bảo nhu cầu trẻ hóa cán bộ”!

Ông H. còn cho biết cùng với ông Tuyết, các ông Nguyễn Đình Ngân - phó chủ tịch xã, Lê Văn Tân - phó bí thư kiêm chủ tịch HĐND xã, Nguyễn Nam Đường - xã đội phó đều có hai, ba nấc tuổi khác nhau để chạy HHC.

Trẻ nhất trong số người chạy HHC giả là ông Nguyễn Đình Thân - xã đội trưởng, sinh năm 1956, đi bộ đội năm 1978 nhưng cũng có cả Huân chương và Huy chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhì.

Em ruột của ông Thân là Nguyễn Hữu Chỉnh (nguyên phó chủ tịch xã) sinh 1958, đi bộ đội năm 1978 nhưng trong nhà vẫn treo một Huy chương chống Mỹ hạng ba...

Chiều 29-9 tại văn phòng đảng ủy xã, tôi trực tiếp gặp ông Tuyết, ông Tân hỏi kỹ nguyên nhân “ba nấc tuổi” của một loạt cán bộ xã nhưng cả hai đều cam đoan đó chỉ là tin đồn nhảm.

Nhưng tại văn phòng ủy ban xã, ông Thân đã không ngần ngại thú nhận: “Tôi sai và ân hận vì việc mình đi chạy khen thưởng. Mới đây phòng thi đua khen thưởng huyện đã về thu bảy HHC giả trong đó có ông Tuyết, ông Tân, ông Đường, ông Ngân...”.

Riêng trường hợp liệt sĩ giả, ông Nguyễn Văn Hóa - chủ tịch xã - giải thích: “Nguyên tắc khi Chủ tịch nước ra quyết định thu hồi bằng Tổ quốc ghi công đối với trường hợp liệt sĩ giả thì cơ sở mới được xóa tên người đó, nhưng do sức ép của dư luận nên chúng tôi đã tạm thời xóa tên ông Lê Văn Khuyên trong bảng vàng danh dự trước đài liệt sĩ của xã”.

Rời đài liệt sĩ xã Sơn Trà, tôi về xã Đức Hòa, huyện Đức Thọ. Tại xã này năm 2003 nạn cán bộ xã đua nhau làm TB, HHC giả từng rộ lên nhức nhối. Huyện tổ chức thanh tra nhiều lần, thu hồi HHC và xử lý kỷ luật, đình chỉ công tác toàn bộ cán bộ chủ chốt xã gồm 13 vị.

31%, 61%, 81%: cỡ nào cũng có

Tôi theo ông Chính trong vai người đi làm TB giả đến xã Xuân Giang, thị trấn huyện Nghi Xuân gặp “trùm cò” Đ.T.K..

Ông Chính nói: “Tôi là TB đã có tỉ lệ phần trăm rồi nên hai năm được phép giám định lại một lần...”. Mới nghe đến đó tức thì cò K. hướng dẫn nên đặt cọc ngay để nâng tỉ lệ phần trăm lên. “Bác trả 1,5 triệu đồng, tôi sẽ nâng 31% của bác lên 61% ngay lập tức”.

Với bài tính 31% mỗi tháng được hưởng 192.000 đồng, 61% thì được gấp đôi, “vậy trong một năm bác sẽ khấu hao số tiền bỏ ra, còn lại một đời hưởng lộc”, ông Chính đang lưỡng lự thì K. yêu cầu cởi hết quần áo dài của ông ra để K. xem thử các vết thương. Bàn tay y đặt lên lưng ông Chính dò tìm.

Bỗng K. nói: “Đây rồi, chỉ cần một vết sẹo này là làm được TB!”. Nhưng khi các ngón tay K. dò tiếp và bắt gặp trên đầu ông Chính một vết sẹo to phía trong có một miểng đạn nhô ra, y bỗng reo lên: “Đây mới thật là vết thương vàng. Nếu vào khám bác chỉ cần giả vờ điên điên khùng khùng một lúc thì họ sẽ kết luận bác bị tâm thần phân liệt, tôi sẽ nâng lên 81% (diện TB được Nhà nước chăm nuôi) ngay”.

Ở Nghi Xuân có ba “trùm cò” nhưng nổi bật là cò K., thứ đến là cò D. ở xóm Lam Thủy, xã Xuân Giang và cò T. ở xã Tiên Điền. Cò K. nguyên là đảng viên, sau khi bị khai trừ khỏi Đảng y đi làm thợ nề rồi gia nhập đường dây làm TB giả.

Ba năm nay y “làm ăn” phất lên thấy rõ. Gốc của các cò đều là TB thật. Sau vài lần giám định nắm được qui luật ăn tiền của một số cán bộ mất phẩm chất, các cò bèn thiết lập đường dây làm giả TB với bài quảng cáo: “Muốn giảm thuế nông nghiệp (trước đây TB nhẹ được giảm 30-50%, TB nặng được giảm 100%); muốn con được giảm học phí, tiền xây dựng trường, thêm điểm ưu tiên vào ĐH... thì không có cách gì ngon ăn bằng làm TB giả”.

Ông Chính cho biết năm 2000 giá làm mỗi suất TB giả khoảng 3,5 triệu đồng, nhưng đến tháng 9-2004 đã tăng vọt lên 11 triệu đồng/suất. Nếu đồng ý, khi vào khám các cò dặn tùy nơi cho phần trăm nặng nhẹ mà chi tiền, ví như khám tai mũi họng thì chi ít hơn khám phần xương.

Để có một tấm thẻ TB giả có khi các cò phải lặn lội vào đơn vị cũ tận trong các tỉnh miền Nam để mua hai loại giấy. Một là giấy chứng thương, hai là giấy quyết định phục viên. Vì thế mà ở huyện Nghi Xuân có người từng là lính hải quân bỗng chuyển thành TB bộ binh...

Phóng to
Ông Lê Nguyên Cường kể vụ 142 hồ sơ đã lách qua hội đồng xác nhận người có công của huyện Nghi Xuân
Chiều 30-9-2004 tại Phòng LĐ-TB&XH huyện Nghi Xuân, ông Lê Nguyên Cường, phó phòng, bức xúc nói: “Bây giờ cò mồi về làm công khai dưới xã vì họ có đường dây tinh vi với nhiều vỏ bọc khác nhau. Còn người dân thì ồ ạt đi làm TB giả. Tôi đã báo công an rồi nhưng cò vẫn ngang nhiên hoạt động, TB giả vẫn có thẻ”.

Theo ông Cường, huyện Nghi Xuân vừa để lọt 142 trường hợp dân công hỏa tuyến làm TB giả vì họ lách qua cả hội đồng xác nhận người có công của xã, huyện và nhờ người khác ký, thế là xong.

Cũng theo ông Cường, thông tư 27 (ngày 3-11-1999) của Bộ LĐ-TB&XH cho phép không chỉ TNXP mà tất cả đối tượng, chỉ cần có xác nhận bị thương của hai người và bản khai bị thương là có thể làm được TB nên các đối tượng (có người không đi bộ đội, TNXP) ồ ạt đi làm TB.

Đây là lý do trong 30 năm (1965-1995) cả huyện Nghi Xuân chỉ có 900 TB, nhưng trong vòng chín năm (1995-2004) số TB của Nghi Xuân tăng lên đến đáng ngờ - 1.459 TB các loại.

VŨ TOÀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Mua bán bùa yêu là 'mỏ vàng' cho những kẻ trục lợi tâm lý yếu đuối, tổn thương tình cảm, lo âu hôn nhân.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Còn nhớ năm 1978, hàng trăm ngàn tấn lúa suýt mất trắng trong đại dịch rầy nâu nhưng may mắn vượt qua được.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Khi có người hỏi liệu bùa yêu có hiệu nghiệm, Quỳnh đáp thẳng: "Toàn phải trao đổi tình dục với chi phí cao".

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar