09/05/2011 03:54 GMT+7

Trần Hoài Dương về miền xanh thẳm

TRẦN NHÃ THỤY
TRẦN NHÃ THỤY

TT - “Nhà văn Trần Hoài Dương đã mất”, anh Nguyễn Thế Truật (phó giám đốc Nhà xuất bản Trẻ) nhắn tin cho tôi vào trưa 8-5, và sau đó là tin nhắn, điện thoại của nhiều người khác...

Thật không thể tin được, mới buổi sáng, khi ngồi ở quán cà phê Cheery (góc đường Phùng Khắc Khoan - Nguyễn Văn Thủ, Q.1, TP.HCM) tôi đã lấy điện thoại vài lần định bấm gọi mời nhà văn Trần Hoài Dương ra. Nhưng nhìn đồng hồ đã hơn 8g, nghĩ chắc ông đang ngồi ở một góc phố nào đó nên tôi không gọi nữa. Thế mà...

Nhớ mùa Giáng sinh năm trước, khi tôi bước vào quán Cheery thì thấy nhà văn Trần Hoài Dương đã ngồi ở đó. Một tách cà phê đen, bao thuốc lá, mắt dõi vào lòng phố trầm tư... Có lẽ đó là cách mà Trần Hoài Dương chào đón những buổi sáng phố phường. Ông thích những góc phố sạch sẽ, bình yên, những chỗ ngồi để có thể nhìn ra phố.

Lễ viếng nhà văn Trần Hoài Dương bắt đầu từ 15g ngày 10-5-2011 tại Nhà tang lễ Thành phố, số 25 Lê Quý Đôn, quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Lễ truy điệu và đưa tang hồi 7g30 ngày 12-5-2011, sau đó hỏa táng tại Đài hóa thân Bình Hưng Hòa.

Như nhiều người biết, trong nhiều năm nay nhà văn Trần Hoài Dương sống một mình trong ngôi nhà ở hẻm đường Thích Quảng Ðức. Người con duy nhất của ông - nhạc sĩ Trần Lê Quỳnh - sống ở Anh. T

rước khi chuẩn bị lên máy bay về Việt Nam để tang bố, Trần Lê Quỳnh đã kịp viết trên một trang web: “Từ hôm qua thứ bảy, Quỳnh gọi điện cho bố nhiều lần không được. Lúc ấy Quỳnh nghĩ là bố ngủ. Ðến sáng nay chủ nhật giờ VN, Quỳnh gọi lại nhiều lần cũng không được. Khi ấy Quỳnh mới gọi cho mẹ của Quỳnh. Vì mẹ Quỳnh đang ở Hóc Môn nên mới nhờ hai cô và cậu bên ngoại sống ở quận 2 gần hơn đến nhà bố. Khi đến nhà thì thấy cửa bên trong khóa. Hai cô cậu hỏi chuyện hàng xóm và sau đó mọi người quyết định phá cửa để vào thì phát hiện bố đã đi”. Người nhà Trần Hoài Dương cho biết pháp y kết luận là nhà văn mất do nhồi máu cơ tim, thời gian tử vong vào khoảng 20g ngày 6-5.

“Trần Hoài Dương cả đời viết cho thiếu nhi”, đó là nhận định của nhiều người. Nhưng theo nhà văn Trần Ðức Tiến (cũng là một nhà văn có nhiều tác phẩm hay viết về đề tài trẻ em) thì chính Trần Hoài Dương lại thừa nhận mình không chỉ viết cho thiếu nhi. Ông có ý thức viết cho cả người lớn đọc.

“Trần Hoài Dương là người cực đoan. Cực đoan trong cách nhìn nhận mình. Cực đoan trong nghệ thuật. Một bức minh họa đẹp vẽ chú sâu cuộn mình êm ấm trong chiếc lá được ông nâng niu gìn giữ trong nhiều năm, thỉnh thoảng lại giở ra khoe bạn bè rưng rưng cảm động, nhưng một câu văn dở có thể khiến ông sổ toẹt cả một cuốn sách, thậm chí một tác giả. Nhưng thái độ cực đoan đáng kính trọng nhất ở ông, đó là sự khinh bỉ sâu sắc những thói tật xấu xa, bẩn thỉu ở con người” - nhà văn Trần Ðức Tiến nhận định như thế về Trần Hoài Dương.

Rồi đây, có lẽ sẽ còn nhiều người viết về Trần Hoài Dương, một nhân cách, một văn tài lặng lẽ. Một con người đã sống để đi tìm, phục dựng cái đẹp, cái thiện. Hành trình đó bền bỉ cho đến lúc ra đi.

Phóng to

Nhà văn Trần Hoài Dương giao lưu với bạn đọc ở Nhà Thiếu nhi Gò Vấp vào tháng 6-2009 - Ảnh: Cao Xuân Sơn

Nhà văn Trần Hoài Dương tên thật là Trần Bắc Quỳ, sinh ngày 8-11-1943 ở TP Hải Dương.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Tác phẩm chính đã xuất bản: các tập truyện ngắn: Em bé và bông hồng (1963), Cây lá đỏ (1971), Cuộc phiêu lưu của những con chữ (1975), Con đường nhỏ (1976), Lá non (1981), Những ngôi sao trong mưa (1988), Nắng phương Nam (1998)...; các truyện dài: Hoa của biển (1976), Người tù vượt ngục và em nhỏ trên đảo (1979), Mầm đước (1994), Miền xanh thẳm (2000)... và tiểu thuyết Bên ngoài mái trường (1983).

Giải thưởng văn học: giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam và Ủy ban Thiếu niên và nhi đồng trung ương năm 1968 với tác phẩm Cuộc phiêu lưu của những con chữ, giải thưởng loại B (không có giải A) của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001 với tác phẩm Miền xanh thẳm.

Hiện thi thể nhà văn Trần Hoài Dương vẫn chưa được đưa về nhà, những người thân trong gia đình cho biết đợi Trần Lê Quỳnh về mới có quyết định chính thức về nghi thức lễ tang.

TRẦN NHÃ THỤY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Trần Hoài Dương

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar