10/03/2024 08:57 GMT+7
Trở lại chủ đề

Trần Đặng Đăng Khoa: Làm tốt việc của mình, đừng lên mạng hơn thua để 'thể hiện'

Do bất đồng quan điểm trên mạng xã hội, dù chỉ là chuyện nhỏ cũng có thể xảy ra cãi vã qua màn hình, dẫn đến xô xát tại nơi công cộng. Có người còn bị “ném đá” hội đồng từ một bài “bóc phốt”, thậm chí bị tấn công nhầm.

Trần Đặng Đăng Khoa đang dừng chân ở Bali (Indonesia) trong hành trình đi vòng quanh thế giới bằng ô tô - Ảnh: Facbebook nhân vật

Trần Đặng Đăng Khoa đang dừng chân ở Bali (Indonesia) trong hành trình đi vòng quanh thế giới bằng ô tô - Ảnh: Facbebook nhân vật

Xoay quanh vấn đề này, Tuổi Trẻ Online có cuộc trao đổi với anh Trần Đặng Đăng Khoa (quê Tiền Giang) - người Việt đầu tiên đi khắp 5 châu lục bằng xe máy, và hiện anh đang thực hiện hành trình vòng quanh thế giới bằng ô tô.

Theo anh Khoa, người dùng mạng xã hội chỉ nên quan tâm việc của bản thân, không nên can dự hoặc tranh luận quá sâu vào chuyện không liên quan hay ảnh hưởng trực tiếp tới mình.

Thể hiện cái tôi trên mạng, được gì không?

* Chào anh Khoa. Là người thường dùng các nền tảng mạng xã hội và có lượng tương tác khá cao, anh có nhận thấy nhiều người hiện nay có vẻ quá nóng nảy, vội vã khi chửi bới ngập tràn trên mạng, bất kể có phải chuyện của mình hay không?

- Trước khi có Internet, một chuyện nào đó dù tốt hay xấu, đúng hay sai thì chỉ một nhóm nhỏ người biết tới. Còn từ lúc Internet bùng nổ, bất kể vấn đề gì đưa lên mạng thì câu chuyện "tam sao thất bản" đó lan truyền khắp nơi, chưa được kiểm chứng thực hư nhưng nhiều người vẫn bất chấp chửi bới ngập tràn mạng xã hội.

Có nhiều người muốn tỏ ra khác biệt, thu hút sự chú ý thì họ thường nói ngược lại những điều đã được chứng minh, hoặc thích tham dự vào chuyện không liên quan gì tới mình để thể hiện tiếng nói trong xã hội. Đó có thể là cách để họ trồi lên một chút trên mạng xã hội, hoặc đơn giản là thích thì chửi cho bõ ghét.

Tôi từng trải qua cảm giác bị tấn công trên mạng xã hội ở một số chuyện. Chẳng hạn có quản trị viên của một group lấy bài báo viết về tôi để ta thán, đăng tải trên group của họ mà không ghi nguồn. Nhiều người tưởng tôi tự làm điều đó nên vào chửi bới tôi rất nhiều, nhưng thật sự mình chỉ là nhân vật trong bài báo phỏng vấn.

Mạng xã hội thường được ví như một con dao hai lưỡi - Ảnh minh họa: UNSPLASH

Mạng xã hội thường được ví như một con dao hai lưỡi - Ảnh minh họa: UNSPLASH

* Theo Khoa, vì sao nhiều người, nhất là người trẻ tuổi, cứ lên mạng một chút là nổi nóng? Sau những cuộc đấu khẩu trên mạng do thiếu bình tĩnh, hệ lụy sẽ là gì cho cả đôi bên?

- Đôi khi những bạn trẻ chưa trải nghiệm nhiều, chỉ nghĩ rằng thích thì nói, chửi xong rồi thôi nhưng không biết hành động của mình có thể mang tới hậu quả.

Bằng chứng là nhiều người lên mạng nói xấu các công ty hoặc chửi bới người khác, khi đi xin việc, nhà tuyển dụng nếu tìm hiểu, biết được người này thường có những hành vi không tốt trên mạng thì chẳng ai muốn nhận vào làm.

Ngoài ra, bạn bè hay đồng nghiệp của người này cũng sẽ khó chịu và không muốn tiếp xúc, làm việc cùng.

Đừng nghĩ mạng xã hội là ảo nên lên mạng nói gì cũng được. Đó là một không gian khác, nhưng không tách rời với cuộc đời thực.

Nhiều bạn vị thành niên dành nhiều thời gian cho mạng xã hội và thích thể hiện cái tôi trên mạng một cách bốc đồng, có thể hiểu đó là tính cách và cũng do tuổi đời còn quá trẻ. Nhưng điều buồn cười là một số người đã lớn tuổi, trưởng thành rồi nhưng cách nói chuyện, hành vi vẫn thể hiện tích cách bốc đồng, hở chút là nổi nóng và thách đấu nhau trên mạng.

Giống như việc lỡ va quẹt ngoài đường khi xe cộ đông đúc là điều bình thường, nhưng có người lại chọn làm to chuyện, gây gổ, đánh nhau. Nhiều người bây giờ thường bị vấn đề cái tôi quá lớn, sợ xã hội đánh giá nên lúc nào cũng phải thể hiện bản thân trong lời nói, hành động từ mạng xã hội đến đời thực.

* Những người từng tiếp xúc với Khoa nhận thấy anh là người rất điềm tĩnh, chuyện lớn hóa chuyện nhỏ. Nhưng khi còn trẻ hơn, anh có nghĩ mình nóng tính không, có bao giờ phản ứng vội vã trước một mâu thuẫn nào đó?

- Hồi nhỏ tôi cũng nóng tính chứ. Nhưng do lúc tôi còn nhỏ hay lớn hơn một chút thì mạng xã hội chưa mạnh như bây giờ nên nhiều khi cái nóng nảy của mình cũng chưa có dịp bột phát trên mạng. Còn bây giờ khi đã ở tuổi trung niên, trải qua nhiều thứ nên mình cũng kiềm chế được cái nóng nảy đó.

Nhưng cái này cũng còn tùy tính cách mỗi người. Tôi thì chỉ tin vào những gì mình chứng kiến qua bao chuyến đi, hay trong cuộc sống, hiểu nó thế nào. Tôi chọn lọc để lắng nghe và tranh luận nếu cần thiết với những người giỏi và biết nhiều hơn mình trong một mảng nào đó.

Ví dụ trong chuyện đi du lịch, tôi thường chỉ nghe lời những bạn đã đến đó rồi, đi nhiều và biết nhiều hơn mình. Còn lại thì không có nhu cầu phản biện ý kiến trái chiều, muốn kiếm chuyện hoặc dẫn dắt mình vào những tranh luận không có hồi kết bằng kiến thức mà họ chỉ nghe đâu đó chứ không có trải nghiệm.

Đừng biến mạng xã hội thành nơi của bạo lực và rủi ro

Trần Đặng Đăng Khoa: Những chuyến đi xa giúp tôi hiểu mỗi người sẽ luôn có quan điểm riêng - Ảnh: Facebook nhân vật

Trần Đặng Đăng Khoa: Những chuyến đi xa giúp tôi hiểu mỗi người sẽ luôn có quan điểm riêng - Ảnh: Facebook nhân vật

* Các chuyến đi xa, gặp nhiều người lạ, va chạm cũng không ít đã giúp Khoa trở nên điềm tĩnh hơn như thế nào?

- Những chuyến đi xa, trải nghiệm nhiều thì tôi biết được là mỗi người sẽ luôn có quan điểm riêng. 

Suy nghĩ và hành động sẽ được định hình qua môi trường sống, qua nền văn hóa, những người mà họ tiếp xúc nên tôi thấy bình thường, mình cũng tôn trọng khác biệt đó thôi.

Tôi học được câu người ta thường nói là hạnh phúc trong cuộc đời là sau một ngày về lại nhà được ngồi trên chiếc xe, ở không gian của mình và chỉ nên quan tâm chuyện của bản thân. Còn chuyện không liên quan hay ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, quyền lợi của mình thì đừng để tâm.

Tôn trọng sự khác biệt trong suy nghĩ, quan niệm của người khác. Một việc nào đó khi diễn ra trên mạng, mình chỉ nên âm thầm quan sát và kiểm chứng lại sau, không nên can dự hoặc tranh luận quá đà.

* Anh có lời khuyên gì trong việc giữ bình tĩnh khi tham gia các mạng xã hội?

- Dành ít thời gian trên mạng thôi, nói những việc cần nói và chia sẻ những giá trị tích cực, vui vẻ vì mạng xã hội đã đầy rẫy những tiêu cực rồi. Đừng tranh luận nếu không biết rõ chủ đề đó, để tránh tranh cãi không đáng có. Mình là người thật việc thật thì không cần cãi nhau mất thời gian với người núp phía sau một tài khoản ảo với mục đích gây hấn, công kích, xong chuyện rồi chẳng ai biết họ là ai.

Đọc cuốn Thiện, Ác và Smartphone của tác giả Đặng Hoàng Giang, tôi cũng đồng cảm. Tham gia vào mạng xã hội sẽ phải chấp nhận nó là một phần của cuộc chơi, có tích cực xen lẫn tiêu cực. Nhưng nếu biết cách sử dụng đúng đắn để phục vụ công việc và nhu cầu giải trí thì sẽ cảm thấy thoải mái.

* Khoa có đặt ra nguyên tắc nào cho bản thân khi sử dụng mạng xã hội?

- Không hẳn là nguyên tắc, nhưng tôi không tranh cãi với những người mà mình thấy họ không nắm rõ vấn đề hoặc chuyện không liên quan tới mình. Cơ bản là tôi không tranh luận trên mạng, có gì thì gặp để bàn luận riêng, chứ không đem vấn đề mình gặp đưa nó cho mọi người giải quyết.

Cá nhân tôi khi dùng mạng xã hội thì xem đó là nơi mình truyền đi năng lượng tích cực, kiến thức tốt, mang lại những điều hay ho, vui vẻ cho mọi người, chứ không muốn là nơi để tranh cãi, đấu tố nhau.

Tôi chỉ theo dõi những group hoặc bạn nào có chuyên môn, hiểu biết về mảng mình quan tâm. Thời sự nóng trên mạng xã hội thì tôi chỉ tham gia vấn đề nào có tính chất xây dựng, bàn luận. Còn câu chuyện đưa lên nhằm hạ bệ, chửi mắng hoặc chụp mũ nhau thì nên lướt qua, vì nếu quan tâm cũng chẳng được lợi gì hay đi đến đâu.

Bạn có đặt ra nguyên tắc nào cho bản thân khi sử dụng mạng xã hội? Mời bạn chia sẻ bí quyết, câu chuyện của mình hoặc người thân quen để lan tỏa lối sống tích cực, trở thành người dùng khôn ngoan trên môi trường Internet. Email xin gửi về [email protected]. Tuổi Trẻ Online cảm ơn bạn.

Sau sự cố Facebook, nhiều người muốn bớt lệ thuộc mạng xã hội

Sau sự cố 'sập' ứng dụng Facebook, Messenger, Instagram vừa qua, nhiều người dùng nhìn nhận lâu nay quá phụ thuộc mạng xã hội.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tuổi học trò rực rỡ của đóa hoa đa sắc

"Mình muốn được làm những điều có ích cho mọi người mà trở thành bác sĩ sẽ mang lại niềm tin, hy vọng và có khi là cả sự sống cho người khác", Quỳnh Anh chia sẻ khi còn ở tuổi học trò.

Tuổi học trò rực rỡ của đóa hoa đa sắc

47 thiếu nhi đoạt giải thưởng quốc tế dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X vừa là ngày hội tôn vinh thiếu nhi tiêu biểu vừa là sân chơi truyền cảm hứng công nghệ, sáng tạo chuyển đổi số cho thế hệ măng non.

47 thiếu nhi đoạt giải thưởng quốc tế dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Chạy việt dã làm nên cơn sốt nghìn tệ ở Trung Quốc

Sẵn sàng chi mạnh tay cả ngàn tệ chi phí, các giải chạy chỉ vài phút mở đăng ký đã "cháy vé" - hiện tượng chạy việt dã đang bùng nổ tại Trung Quốc với sức hút mãnh liệt từ trải nghiệm thiên nhiên hoang dã và thách thức vượt giới hạn bản thân.

Chạy việt dã làm nên cơn sốt nghìn tệ ở Trung Quốc

Chính phủ: Chủ động chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp 80 năm Quốc khánh

Chính phủ giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chủ động chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.

Chính phủ: Chủ động chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp 80 năm Quốc khánh

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ luyện tập và tham gia diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP.HCM, chàng chiến sĩ đã bưng tráp sang dạm ngõ ‘hậu phương’.

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Văn minh ở cây xăng

Người ta vẫn nói chỉ cần quan sát những hành xử nhỏ trong các tình huống đời sống của một người, bạn sẽ phần nào cảm nhận được nền tảng văn hóa cũng như nhân cách của người đó. Chẳng hạn như chuyện bạn làm gì khi đợi mua xăng.

Văn minh ở cây xăng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar