07/01/2025 15:13 GMT+7

Trăm tầng kiểm tra, thực phẩm bẩn vẫn lọt vào siêu thị, nếu...

Có trăm tầng mà không có quy trình và hình phạt chưa thích đáng, thì không bao giờ kiểm soát được thực phẩm bẩn lọt vào siêu thị.

Trăm tầng kiểm tra, thực phẩm bẩn vẫn lọt vào siêu thị, nếu...  - Ảnh 1.

Sau bài viết "Nhiều tầng kiểm tra, vì sao thực phẩm bẩn vẫn lọt vào siêu thị?", nhiều bạn đọc bày tỏ sự lo lắng lẫn bức xúc.

"Có trăm tầng mà không có quy trình và hình phạt chưa thích đáng thì không bao giờ kiểm soát được chất lượng thực phẩm trong siêu thị", bạn đọc Da Nang ngán ngẩm.

Độc giả Trần Quốc Tuấn kể: "Tôi mua cà rốt ở một siêu thị, để hơn 6 tháng trong ngăn mát tủ lạnh vẫn còn tươi nguyên. Tôi gửi phản ảnh đến siêu thị và cung cấp cả túi cà rốt còn nguyên niêm phong của siêu thị lúc mua. Được siêu thị trả lời lúc nhập hàng nhà cung cấp có đầy đủ giấy tờ an toàn thực phẩm.

Trong khi đó, cà rốt tôi mua ngoài chợ để ngăn mát tủ lạnh chỉ một tuần là mềm nhũn, hỏng". 

Bạn đọc tên Tô Vũ cho biết lâu nay vẫn có một chút tin tưởng vào các cơ sở cung cấp hàng cho siêu thị. Thế nhưng qua vụ giá nghi nhiễm hóa chất vào Bách Hóa Xanh, xem ra thì "rau sạch" trong siêu thị cũng có khác gì rau chợ trời mấy đâu?

Bạn đọc có tên Đàn ông SG thì "ai ủi" gian thương muốn hàng của mình vào siêu thị thì vài tháng đầu làm hàng đúng quy chuẩn hàng sạch, sau đó thì làm hàng gian dối để nâng cao lợi nhuận. Hay theo bạn đọc Lê Quang Tuấn, cơ quan quản lý có kiểm tra nhưng không thường xuyên.

Vì thế, theo bạn đọc Bich, cần kiểm soát chặt quy trình nhập hàng của các cơ sở phân phối, trong đó việc lấy mẫu kiểm soát là một khâu quan trọng.

Bạn đọc Lan Le góp thêm chuyện kiểm tra hàng hóa tại các siêu thị quá dễ dàng bằng biện pháp như sau: Nghiêm khắc và minh bạch xử phạt các siêu thị khi phát hiện hàng hóa không đạt tiêu chuẩn, như nước ngoài áp dụng. 

Chắc chắn 100% sẽ không xảy ra vấn đề hàng hóa nhiễm độc và không đủ tiêu chuẩn.

Còn theo tài khoản kh**@uel.edu.vn, nếu các nhà cung ứng không trình đủ giấy tờ minh chứng sản phẩm sạch, an toàn thì các siêu thị, nhà hàng, khách sạn, bếp ăn không nhập. Khi kiểm tra mẫu nào vi phạm thì truy xuất ngay nguồn gốc từ nhà sản xuất.

Người bán thì muốn nhanh, ít chi phí để lời nhiều hơn. Cuối cùng, người tiêu dùng phải chịu. "Giờ chỉ còn cách là phải đến tận nơi trồng trọt, sản xuất để theo dõi từ lúc bắt đầu chu kỳ của sản phẩm đến lúc sản phẩm được lên kệ hàng bán thôi!" - bạn đọc Tuấn nói thêm.

Cho rằng mỗi người dân cần phải là một thanh tra về an toàn thực phẩm, theo bạn đọc Thanh, mọi người ăn uống, mua sắm thực phẩm ở đâu cảm thấy độc hại thì cảnh báo người tiêu dùng khác để tẩy chay.

Chỉ có phạt nặng như lĩnh vực giao thông hoặc truy tố may ra người làm sai mới sợ, chứ người tiêu dùng trông vào cái tâm của họ thì chẳng có mấy ai đâu.

Nhiều bạn đọc cũng đồng ý cần có chế tài phạt thật nặng và xử lý hình sự cho những hành vi sản xuất, phân phối thực phẩm bẩn vì hệ lụy của thực phẩm bẩn còn lớn hơn cả tai nạn giao thông.

Thực phẩm bẩn vào tận siêu thị, sao nỡ để 'trời kêu ai nấy dạ'?

Không hiểu bằng cách nào, thực phẩm bẩn vẫn có cách lách vào tận siêu thị và chễm chệ trên giá đợi móc ví người tiêu dùng với giá cao, với danh nghĩa 'thực phẩm sạch'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thu tiền rác theo khối lượng: Phải được hiểu đúng chuyện 'cân mà không cân'

Thông tin TP.HCM sẽ thu phí tiền rác theo kilogam (kg) đang tạo ra nhiều băn khoăn. Nhiều người đang hiểu chưa đúng tinh thần này nên nghi ngại: tôi không có mặt ở nhà làm sao cân, hoặc lo người khác bỏ rác qua nhà mình…

Thu tiền rác theo khối lượng: Phải được hiểu đúng chuyện 'cân mà không cân'

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Liên quan việc Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam áp dụng đơn giá nước sạch mới trong tháng 5, giá nước tăng, tỉnh Quảng Nam yêu cầu kiểm tra.

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Đường Trần Quốc Hoàn, lối vào ga T3 có biển báo đầy đủ nhưng sao người dân vẫn đi nhầm?

Sau khi nhà ga T3 Tân Sơn Nhất và đường nối Trần Quốc Hoàn đưa vào khai thác, giao thông khu vực đã cơ bản thông thoáng. Tuy nhiên nhiều người dân vẫn đi sai làn, mất an toàn giao thông.

Đường Trần Quốc Hoàn, lối vào ga T3 có biển báo đầy đủ nhưng sao người dân vẫn đi nhầm?

Nỗi lo ô nhiễm từ nhiều bãi rác quá tải ở Đắk Nông

Nhiều bãi rác tại Đắk Nông đang quá tải, gây ô nhiễm kéo dài, ảnh hưởng sức khỏe người dân nhưng việc xử lý chậm trễ, gây bức xúc.

Nỗi lo ô nhiễm từ nhiều bãi rác quá tải ở Đắk Nông

Vành đai 3 TP.HCM tăng tốc qua Long An, 'siêu' nút giao Mỹ Yên lộ diện

Vành đai 3 TP.HCM qua Long An đang thành hình rõ nét, đáng chú ý đoạn nút giao Mỹ Yên - điểm kết nối ba tuyến cao tốc lớn.

Vành đai 3 TP.HCM tăng tốc qua Long An, 'siêu' nút giao Mỹ Yên lộ diện

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

Cần tránh việc tổ chức lễ tri ân và trưởng thành rình rang nhằm tạo danh tiếng cho một ngôi trường, hoặc là đẩy cuộc đua ngầm về lối sống ảo, so bì nhau.

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar