03/04/2019 16:07 GMT+7

Trạm không gian quốc tế bị đe dọa do Ấn Độ bắn hạ vệ tinh

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - NASA cho rằng việc Ấn Độ phá hủy vệ tinh ngoài không gian có thể gây tác động tiêu cực đến Trạm không gian quốc tế ISS và các phi hành gia trên trạm.

Trạm không gian quốc tế bị đe dọa do Ấn Độ bắn hạ vệ tinh - Ảnh 1.

Vũ khí bắn hạ vệ tinh mới của Ấn Độ được thử nghiệm thành công cuối tháng 3 vừa qua - Ảnh: REUTERS

Theo The Guardian, Ấn Độ mới đây thử nghiệm thành công một loại vũ khí không gian mới có khả năng chống vệ tinh - đặc biệt với những vệ tinh vận tốc thấp - với độ chính xác cực cao.

Thủ tướng Ấn Độ - ông Narendra Modi - cho rằng đây là một bước tiến mới của quốc phòng và vũ trụ Ấn Độ khi là nước thứ 4 trên thế giới có thể bắn hạ vệ tinh, bên cạnh Mỹ, Nga, và Trung Quốc.

"Ấn Độ đã làm nên thành công vang dội khi ghi tên mình vào danh sách những nước có sức mạnh trong lĩnh vực không gian, vũ trụ" - ông Modi nói.

Tuy nhiên mới đây, NASA đã lên tiếng chỉ trích về cuộc thử nghiệm vũ khí này khi để lại hơn 400 mảnh vỡ nguy hiểm đang bay lơ lửng bên ngoài không gian, đặc biệt có thể đe dọa các phi hành gia đang làm việc trên (ISS).

Trạm không gian quốc tế bị đe dọa do Ấn Độ bắn hạ vệ tinh - Ảnh 2.

Thủ tướng Ấn Độ ca ngợi chiến tích của nền hàng không vũ trụ nước này sau vụ bắn hạ vệ tinh - Ảnh: REUTERS

"Chúng tôi chỉ mới theo dõi được 60 mảnh trong số đó do nhiều mảnh vỡ tương đối nhỏ - dưới 10cm" - Jim Bridenstine, chuyên gia của NASA nói.

Trong cuộc thử nghiệm, vệ tinh của Ấn Độ bị phá hủy ở độ cao 300km, thấp hơn độ cao của ISS (319,6 - 346,9km), tuy nhiên hiện thời có đến 24 mảnh vỡ bay được đến trạm không gian này.

"Thật tệ, rất tệ. Sự việc này có thể làm cho rác thải vũ trụ bao quanh ISS. Những hoạt động tương tự vụ thử tên lửa của Ấn Độ sau này có thể ảnh hưởng đến các chuyến bay trong tương lai" - Bridenstine nói.

Quân đội Mỹ thường xuyên theo dõi đường đi của các vật thể trong không gian - bao gồm khoảng 23.000 vật thể lớn hơn 10cm - có nguy cơ va chạm với ISS, 10.000 trong số đó là rác thải vũ trụ.

Trong đó 3.000 rác thải có nguồn gốc từ vụ thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh năm 2007 của Trung Quốc.

Trạm không gian quốc tế bị đe dọa do Ấn Độ bắn hạ vệ tinh - Ảnh 3.

Trạm không gian quốc tế (ISS) có thể bị ảnh hưởng bởi rác thải vũ trụ từ vụ bắn hạ vệ tinh vừa qua - Ảnh: GETTY IMAGES

Bridenstine nói chỉ hơn 10 ngày kể từ khi Ấn Độ thử nghiệm vũ khí mới, nguy cơ va chạm giữa ISS và vật thể ngoài không gian đã tăng lên 44%.

Trong khi đó người phát ngôn Bộ ngoại giao Ấn Độ khẳng định nước này đã tính toán rất kỹ vị trí thực hiện vụ bắn hạ tên lửa nhằm không ảnh hưởng đến các vật thể khác.

"Các mảnh vỡ sẽ tự phá hủy và rơi trở lại Trái Đất trong trong một vài tuần tới" - người phát ngôn cho biết.

Những năm gần đây, rác thải vũ trụ là vấn đề thường xuyên được nhắc đến. Nhiều nhà khoa học cảnh báo nếu không có biện pháp kiểm soát gắt gao lượng rác thải, những vụ va chạm trong tương lai sẽ diễn ra với tần suất ngày một nhiều hơn.

Theo cơ quan vũ trụ châu Âu, hiện có khoảng 900.000 rác thải vũ trụ có kích thước lớn hơn hòn bi đang bao quanh Trái Đất, trong đó 34.000 vật thể có kích thước hơn 10cm.

TTO - Tàu không gian Crew Dragon của Công ty tư nhân SpaceX đã đáp thành công xuống một khu vực ngoài khơi Đại Tây Dương, mở đường cho việc nối lại các chuyến bay có người lái vào vũ trụ của nước Mỹ.

TRỌNG NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

Thiết bị này có thể 'miễn nhiễm' với dòng điện cực đại lên tới 150kA - mạnh gấp khoảng 5 lần so với cường độ của một tia sét thông thường.

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar