13/01/2016 15:10 GMT+7

​Trai Pétrus Ký, gái Gia Long

LÊ VĂN NGHĨA
LÊ VĂN NGHĨA

TTO - "Thiên đàng mơ mộng" của những cậu học trò Sài Gòn một thuở là nơi các nữ thiên thần áo dài trắng túa ra như chim bồ câu sau giờ tan học của trường nữ Gia Long (nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai).

Nữ sinh Gia Long. Ảnh tư liệu.

Thoạt đầu, tôi định đặt tựa bài này là "Thiên đàng mơ mộng" vì tôi nghĩ thật đúng tâm trạng của những "thằng" học sinh Pétrus Ký (nay là trường THPT Lê Hồng Phong) lũ chúng tôi thời đó. Thời chúng tôi có rất nhiều thiên đàng mơ mộng kiểu "Em theo trường về… áo dài tà áo vờn bay" (bài Ngày xưa Hoàng Thị - thơ Phạm Thiên Thư, nhạc Phạm Duy).

Ngày ấy, trên toàn miền nam, đồng phục cho nữ học sinh là áo dài trắng, quần trắng (hoặc đen), nam học sinh là quần xanh, áo trắng và đeo phù hiệu mang tên trường trên áo. Không có đồng phục cho riêng từng trường như bây giờ. Học sinh các trường trung học công lập học 7 năm (từ đệ thất lên đệ nhất- lớp 6 -12) không phải đóng học phí vì đã đậu kỳ thi tuyển vô cùng khó. Lúc ấy, chỉ có trường trung học công lập Mạc Đĩnh Chi nam sinh và nữ sinh học chung.

"Thiên đàng mơ mộng" của những cậu học trò tóc hớt ngắn, quần xanh áo trắng là... nơi các nữ thiên thần áo dài trắng túa ra như chim bồ câu sau giờ tan học của trường nữ Gia Long (nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai).

Bấy giờ, có cậu học sinh Pétrus Ký nào chẳng mơ được "mần quen" (làm quen) cùng một em Da Lợn nhỉ. Xin nói ngay, "Da Lợn" là cái biệt danh vui dành cho nữ sinh trường Gia Long, do học sinh các trường khi ấy tự đặt cho nhau bằng cách "đọc trại tên" dí dỏm, hoàn toàn không có ác ý hay xúc phạm gì cả. Thí dụ Petrus Ký là "Bê lắc Ký", Chu Văn An là "Chết vì ăn", Trưng Vương là "Trứng Vữa", Võ Trường Toản là "Vỏ trứng thúi", Mạc Đĩnh Chi là "Má đi chợ"…

Các trường gom biệt danh lại, có thể ghép thành câu vè "Má đi chợ, mua bê lắc ký, da lợn nhưng lại toàn trứng vữa và vỏ trứng thúi…".

Trường nữ sinh An Nam - tức Gia Long và giờ là Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai.

Trở lại với "thiên đàng mơ mộng" Da Lợn nhé. Phía bên hông cổng trường Gia Long, trước cổng chùa Xá Lợi, "cạnh tranh" với những chiếc xe bán bò bía, gỏi đu đủ là những chàng áo trắng Pétrus Ký "đang gửi hồn qua cánh cổng" thâm nghiêm có từ năm 1915 với cái tên thơ mộng "Trường nữ sinh Áo Tím".

Nghe kể lại, trường được thành lập do sự đề nghị của Nghị viên Hội đồng quản hạt Nam kỳ Lê Văn Trung cùng vợ của Tổng đốc Phương và một số trí thức người Việt với chính quyền thực dân Pháp. Khóa đầu tiên (1915) trường tuyển 45 nữ sinh với đồng phục là áo dài tím tượng trưng cho sự tinh khiết của phụ nữ Việt.

Từ khi thành lập các đời hiệu trưởng toàn là người Pháp nhưng vào năm 1949 nữ sinh trường Áo Tím cùng nam sinh sinh trường Pétrus Ký tổ chức bãi khóa kỷ niệm ngày Nam Kỳ Khởi nghĩa nên chính quyền đã đóng cửa trường.

Năm 1950, sau một cuộc đấu tranh, biểu tình dài ngày với sự ủng hộ của phong trào học sinh lúc ấy trường được mở cửa lại. Và đánh dấu sự kiện quan trọng nầy, sau 7 đời hiệu trưởng trường là người Pháp, lần đầu tiên trường có nữ hiệu trưởng là người Việt: bà Nguyễn Thị Châu.

Năm 1953 trường Áo Tím đổi tên thành trường nữ trung học Gia Long. Áo dài tím được thay bằng áo dài trắng với phù hiệu là bông mai vàng. Chương trình giáo dục bằng tiếng Pháp được chuyển sang quốc ngữ.

Có phải "mối tình" gắn kết tranh đấu của Áo tím và sau đó Gia Long trong những năm về sau đã gắn kết "Trai Pétrus Ký, gái Gia Long" một cách mặc nhiên trong những mối tình thật và ảo của lứa tuổi học trò? Chỉ biết rằng những chàng trai Trai Pétrus Ký luôn mơ về "thiên đường" tuổi nhỏ dại của mình, đến bây giờ tóc gần bạc hết như tôi vẫn còn hoài nhớ.

Sài Gòn, cùng với những trường nữ trung học công lập Gia Long, Trưng Vương, Lê Văn Duyệt, Sương Nguyệt Anh cũng còn "trắng trời áo dài" với những trường nữ trung học tư khác như Thánh Linh, Hồng Đức… đã hốt hồn những chàng trai mặt nổi mụn trứng cá và vỡ giọng ngày xưa với những ước mơ "áo ai trắng quá, nhìn không ra"…

Những cô nữ sinh ở những ngôi trường ấy đã là một phần hồn của Sài Gòn. Cám ơn Sài Gòn đã có những ngôi trường "thiên đàng tuổi nhỏ" dành riêng cho chàng trai mơ về những mái tóc, những chiếc áo dài trắng vờn bay, vờn bay...

Nữ sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai ngày nay. Ảnh tư liệu TT.
Bạn đọc có kỷ niệm gì về thời học trò tại Trường Pétrus Ký, Gia Long... có thể chia sẻ thêm thông tin, tư liệu và cảm nhận ở phần Bình luận bên dưới.
LÊ VĂN NGHĨA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tương lai công việc trong mắt gen Z: Tìm cơ hội phát triển thật sự

Báo cáo thường niên lần thứ 14 của Deloitte khảo sát hơn 23.000 người tại 44 quốc gia, dự kiến đến năm 2030 gen Z và gen Y chiếm gần 75% lực lượng lao động toàn cầu, kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ về kỳ vọng, giá trị và ưu tiên nghề nghiệp.

Tương lai công việc trong mắt gen Z: Tìm cơ hội phát triển thật sự

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Đó là số liệu được đề cập trong báo cáo của Ủy ban Kết nối xã hội của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc kết nối xã hội có thể giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ tử vong sớm.

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Khi sinh viên bàn về phát triển bền vững

Câu chuyện rác thải nhựa, môi trường sống trở thành nỗi trăn trở của không ít sinh viên tại diễn đàn Khoa học sinh viên quốc tế TP.HCM 2025 trong các phiên trình bày poster và thuyết trình chuyên đề.

Khi sinh viên bàn về phát triển bền vững

Tái nạp sản phẩm làm đẹp thúc đẩy lối sống xanh

L’Oreal tung chiến dịch “Tái nạp đầy, cùng nhau” trên toàn thế giới để khuyến khích người tiêu dùng thay đổi hành vi tiêu dùng sản phẩm tái nạp như một phong cách làm đẹp mới.

Tái nạp sản phẩm làm đẹp thúc đẩy lối sống xanh

Chàng trai gen Z làm giàu từ nông nghiệp xanh

Gen Z còn hứng thú làm nông không? Còn chứ, nhưng phải là làm nông nghiệp xanh hướng đến phát triển bền vững.

Chàng trai gen Z làm giàu từ nông nghiệp xanh

Hà Lan siết quy định dùng mạng xã hội với trẻ em

Chính phủ Hà Lan khuyến cáo trẻ dưới 15 tuổi không nên sử dụng TikTok, Instagram hay Snapchat, mở đầu làn sóng kiểm soát mạng xã hội tại châu Âu.

Hà Lan siết quy định dùng mạng xã hội với trẻ em
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar