05/01/2023 09:34 GMT+7

Trả tiền cho người dân rời đô thị

Việc Nhật Bản hỗ trợ hàng chục ngàn USD cho các gia đình rời khu đô thị Tokyo là ví dụ mới nhất cho những nỗ lực trên toàn cầu nhằm dịch chuyển ra khỏi trung tâm các thành phố lớn và đưa nhân tài, vốn đầu tư sang các địa phương khác.

Trả tiền cho người dân rời đô thị - Ảnh 1.

Một khu phố mua sắm đông đúc tại Tokyo vào ngày 29-12-2022 - Ảnh: Reuters

Mới đây, Nhật Bản dự kiến tăng hỗ trợ cho các gia đình rời khỏi Tokyo nhằm giải quyết tình trạng giảm mạnh dân số ở các vùng khác. Các nước Úc, New Zealand, Ý, Tây Ban Nha... cũng có biện pháp tương tự. Nhưng ngay cả trong một thế giới hậu đại dịch, khi xu hướng "dịch chuyển" và làm việc từ xa ngày càng phổ biến, vẫn nhiều thách thức với kế hoạch rời đô thị này.

Hồi sinh các vùng nông thôn

Kế hoạch mới nhất của Chính phủ Nhật Bản, dự kiến triển khai từ tháng 4-2023, nhằm hồi sinh các vùng nông thôn đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng do già hóa, suy giảm dân số và sự di cư của người trẻ tới các đô thị lớn như Tokyo, Osaka. Hậu quả là nhiều nơi đang chứng kiến tình trạng nhà bỏ hoang tăng lên còn nguồn thu ngân sách từ thuế ngày càng giảm.

Theo Hãng tin Kyodo, Chính phủ Nhật Bản sẽ trả 1 triệu yên (khoảng 7.500 USD) cho mỗi trẻ em trong các gia đình sống tại 23 quận trung tâm của Tokyo nếu họ chấp nhận chuyển đi nơi khác. Ngoài ra, họ sẽ nhận được một khoản hỗ trợ một lần tối đa 3 triệu yên (khoảng 22.500 USD) nếu đáp ứng được một trong ba tiêu chí: có việc làm tại một công ty vừa hoặc nhỏ ở nơi chuyển đến, tiếp tục công việc cũ thông qua làm việc từ xa, hoặc bắt đầu kinh doanh tại nơi ở mới.

Như vậy, một gia đình có hai con dưới 18 tuổi có thể nhận được đến 37.500 USD khi chuyển nhà, khoản tăng rất lớn so với chương trình áp dụng từ năm 2019. Những người "âm mưu" chỉ tạm chuyển nhà để hưởng trợ cấp sẽ khó làm như vậy vì họ buộc phải ở lại nhà mới tối thiểu 5 năm, nếu không sẽ phải trả lại tiền.

Dù dự kiến chỉ khoảng 10.000 gia đình rời Tokyo theo chính sách này trong 5 năm tới, chỉ là một phần rất nhỏ so với hơn 35 triệu dân Tokyo, đây cũng là con số ý nghĩa cho nhiều khu vực khác ở Nhật. Nhiều thành phố nhỏ đang ra sức thu hút người dân, như làng Umaji ở quận Kochi với hơn 800 dân hứa sẽ hỗ trợ giữ trẻ trong ngày miễn phí, còn thị trấn Tano gần đó quảng cáo về nhà máy sản xuất muối biển tự nhiên nổi tiếng của mình.

Trả tiền cho người dân rời đô thị - Ảnh 3.

Dữ liệu: TRẦN PHƯƠNG - nguồn: Nikkei, Guardian - Đồ họa: TẤN ĐẠT

Chưa đủ thuyết phục?

Nhiều nơi ở Thụy Sĩ, Úc, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ireland, cũng như một số bang của Mỹ, đều có các biện pháp khuyến khích để thu hút người dân rời khỏi các thành phố lớn.

Chẳng hạn, vùng Albinen của Thụy Sĩ vào năm 2017 đã hứa trả 25.400 USD cho bất cứ ai đến đây xây nhà sinh sống ít nhất 10 năm, hay TP Santo Stefano di Sessanio của Ý cũng tặng 8.500 USD mỗi năm và nhiều ưu đãi khác cho ai đến đây ở trong 5 năm. 

Một số nơi khác muốn lôi kéo người trẻ đến làm việc từ xa, như các bang Oklahoma, Minnesota, Vermont và Kansas của Mỹ đều trợ cấp cho người đến làm việc, cung cấp chỗ làm việc chung miễn phí. Trong khi đó, Ireland có riêng một kế hoạch để đưa 20% công chức về các vùng nông thôn và thậm chí đưa khả năng làm việc từ xa vào tiêu chí tuyển dụng, theo Hãng tin Quartz.

Việc di dân ra khỏi các vùng trung tâm cũng giải quyết những vấn đề của các thành phố lớn, như với Nhật Bản là chi phí sinh hoạt cao, thiếu cơ sở chăm trẻ khiến việc nuôi con khó khăn, kéo theo tâm lý ngại sinh con của nhiều người. Ví dụ rõ ràng nhất là Tokyo hiện có tỉ lệ sinh thấp nhất trong số 47 tỉnh thành của Nhật Bản.

Nhưng dù có những khoản hỗ trợ hấp dẫn, nhiều người vẫn cảm thấy ngần ngại. "Chồng tôi rời tỉnh Aomori khi anh ấy còn trẻ vì ở đó khó kiếm việc hơn. Có lý do để người Nhật đổ về Tokyo và tôi không nghĩ chính phủ có thể thay đổi điều đó" - tờ Financial Times dẫn lời chị Erika Horiguchi, người đã chuyển đến Tokyo cùng chồng và con gái năm 2018. Trên mạng, những phản ứng cũng không mấy lạc quan. 

"Nghe có vẻ rất nhiều tiền nhưng nó thực sự không đủ thuyết phục người dân sinh thêm con", một người nói.

Chính sách mới phần nào phản ánh cuộc khủng hoảng dân số ở Nhật. Theo dữ liệu của chính phủ, dân số của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã giảm kỷ lục 644.000 người trong hai năm 2020, 2021 và dự kiến giảm từ 125 triệu hiện nay xuống còn 88 triệu vào năm 2065, tức giảm 30%. Trong khi đó, số người trên 65 tuổi tiếp tục tăng và tỉ lệ sinh vẫn thấp hơn nhiều so với mức cần thiết để duy trì quy mô dân số hiện tại.
Quá tải nơi vùng lõi, đô thị sinh thái vệ tinh rộng đường bứt phá

Hiện tại, quỹ đất khu vực trung tâm hạn hẹp, trong khi các dự án hạ tầng giao thông tăng kết nối vùng vệ tinh với TP.HCM ngày càng phát triển, dẫn đến thị trường đang có xu hướng dịch chuyển ra những khu vực lân cận như: Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu…

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho nhóm của ông Bùi Thành Nhơn

Để 'cứu' Novaland, nhóm cổ đông liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn đã cho Novaland mượn cổ phiếu để bán nhằm thanh toán nợ, kéo theo tỉ lệ sở hữu giảm từ 60,8% xuống còn 38,7%, hiện Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho cổ đông lớn.

Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho nhóm của ông Bùi Thành Nhơn

Thu hồi khu ‘đất vàng’ ở Nha Trang khiến 4 cựu lãnh đạo tỉnh, sở lãnh án

Tỉnh Khánh Hòa vừa thu hồi khu đất “vật chứng” trong vụ án hình sự (tại số 28E Trần Phú, TP Nha Trang) mà chủ dự án Nha Trang Golden Gate đã được giao bởi 4 bị cáo cựu lãnh đạo tỉnh và giám đốc sở khi đương chức.

Thu hồi khu ‘đất vàng’ ở Nha Trang khiến 4 cựu lãnh đạo tỉnh, sở lãnh án

Giá trị sống và vị thế của giới tinh anh trong đô thị hiện đại

Tầng lớp trí thức trung lưu thành đạt, sở hữu tư duy tài chính nhạy bén ngày càng khắt khe hơn trong việc lựa chọn không gian sống.

Giá trị sống và vị thế của giới tinh anh trong đô thị hiện đại

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Có đất ở từ năm 2010 nhưng đến nay, hàng trăm hộ dân tại buôn H'Mông (xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) vẫn chưa được giao đất sản xuất, buộc phải quay về "bám rừng" sống tạm bợ.

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đội chi phí gần 19 tỉ đồng do khan hiếm đá

Thiếu đá xây dựng đang khiến đoạn qua Đắk Lắk của tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đứng trước nguy cơ chậm tiến độ, phát sinh thêm gần 19 tỉ đồng chi phí vận chuyển.

Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đội chi phí gần 19 tỉ đồng do khan hiếm đá

Thủ tướng yêu cầu phải đưa Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia vào hoạt động dịp 2-9

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu như vậy sau khi đi kiểm tra tiến độ Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia (Đông Anh, Hà Nội) trưa 19-5.

Thủ tướng yêu cầu phải đưa Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia vào hoạt động dịp 2-9
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar